Có rất nhiều người đạt được vị trí cao khi còn rất trẻ, tuy nhiên, cũng có rất nhiều người dù có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn vẫn chưa có cơ hội phát triển. Dưới đây là top những kỹ năng mà các nhà quản lý nên trang bị để có thể trở thành một nhà quản lý thành công.
1. Truyền cảm hứng cho nhân viên
Trong bất kỳ tổ chức, đội nhóm nào thì người lãnh đạo luôn là người có khả năng tác động đến năng suất lẫn tinh thần của thành viên trong nhóm. Một người quản lý là người có thể truyền cảm hứng cho nhân viên giúp nhân viên giữ được tinh thần làm việc, chủ động, sáng tạo để gia tăng năng suất, phát triển cá nhân. Từ đó, nhân viên ngày càng trở nên hoàn thiện về kỹ năng cũng như đóng góp cho tổ chức giúp gia tăng hiệu quả vận hành.
Những nhà quản lý có tinh thần làm việc nghiêm túc, chú trọng năng lực, biết quan sát và ghi nhận thành quả của nhân viên, bình tĩnh vượt qua nghịch cảnh luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho nhân viên vượt qua những khó khăn và đạt được mục tiêu trong công việc.
2. Trao quyền cho nhân viên
Có rất nhiều cách để giúp nhân viên phát triển, cống hiến cũng như gia tăng sự hài lòng trong công việc thì trao quyền cho nhân viên là xu hướng hiện nay. Nhà quản lý không thể làm mọi thứ một mình, hơn nữa, nhà quản lý cũng không nên làm như vậy. Khi trao quyền, nhân viên sẽ cảm thấy bạn tin tưởng về năng lực của họ. Càng đảm nhiệm các vai trò quan trọng hơn thì nhân viên càng cảm thấy mang lại giá trị cho tổ chức, đồng thời, nhà quản lý cũng giảm bớt sự căng thẳng khi phải đảm nhận quá nhiều trách nhiệm. Tuy nhiên, bạn cần phải cân nhắc và cẩn trọng trong việc lựa chọn những nhân viên có năng lực, sự phù hợp giữa kỹ năng, kinh nghiệm của người đó và nhiệm vụ được giao; phong cách làm việc; khối lượng công việc của người đó. Càng cụ thể và phù hợp sẽ giúp đôi bên nhận được những lợi ích bất ngờ.
Thất bại trong công việc là điều không thể tránh khỏi, nhà lãnh đạo có thể là người không trực tiếp gây nên, tuy nhiên, nhà lãnh đạo có nhiệm vụ định hướng và đưa ra quyết định cũng như kiểm soát những công việc trong nhóm hoặc rộng hơn là tổ chức. Khi nhận trách nhiệm về mình, bầu không khí của áp lực sẽ được xoa dịu, nhân viên sẽ cảm thấy nhận được sự hỗ trợ của bạn và sẵn sàng nhận ra sai lầm cùng nhau và cùng nhau nhìn thẳng vào vấn đề để cải thiện. Do đó, nhà quản lý hãy chủ động chịu trách nhiệm về thất bại, cố gắng giải quyết các vấn đề để khắc phục. Đồng thời, hãy tổng kết lại những điều tổ chức đã thực hiện chưa hợp lý trước đây để ngăn chặn sai lầm và đưa ra kết luận về những điều cần cải thiện trong tương lai.
4. Khuyến khích sáng tạo và đổi mới
Muốn trở thành một nhà quản lý giỏi, việc khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên của mình sáng tạo và cải tiến trong công việc. Làm việc có quy trình rõ ràng là cần thiết, tuy nhiên, không phải quy trình nào cũng phù hợp trong thời gian dài. Hãy luôn khuyến khích nhân viên đề xuất ý kiến, có những phần thưởng xứng đáng khi nghiên cứu những ý tưởng cải thiện năng suất, giảm thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận,… Bất kỳ sự thay đổi nào có lợi cho doanh nghiệp đều cần được cân nhắc và ghi nhận. Muốn nhân viên gia tăng sự sáng tạo và đổi mới, nhà quản lý phải là người tạo điều kiện, môi trường cho sự sáng tạo có cơ hội được phát triển và duy trì.
Bên cạnh sự phát triển của doanh nghiệp, lộ trình phát triển của cá nhân cũng là điều mà bất cứ nhân viên nào cũng quan tâm. Doanh nghiệp không thuê nhân viên của mình làm việc như được “lập trình sẵn” và nhân viên cũng không hề muốn bản thân ngoài nhận được thù lao cho công việc mình mang lại mà không tích lũy được gì. Do đó, nhà quản lý phải luôn quan tâm đến nhân viên và nhu cầu được phát triển của họ. Các buổi tổng kết, lắng nghe ý kiến thông qua khảo sát, thảo luận, các chương trình đào tạo được thiết kế thích hợp theo nhu cầu và lộ trình phù hợp sẽ gia tăng sự hài lòng cho nhân viên cũng như cải thiện năng suất cho doanh nghiệp.
Trên đây là một số kỹ năng cần thiết mà nhà quản lý có thể tham khảo để trở thành một nhà quản lý thành công cũng như đạt được sự tín nhiệm từ nhân viên của mình. Quản trị là một phạm trù cần nhiều kỹ năng và kiến thức. Bạn hãy kết hợp giữa các khóa học chuyên sâu, kinh nghiệm cũng như thực tế tại doanh nghiệp để đúc kết được những kỹ năng quan trọng nhất, phù hợp với bản thân từ đó, vận dụng nó một cách hiệu quả nhất.