Không thể không phủ nhận, các biến cố toàn cầu đã và đang xảy ra gần đây đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ em trên toàn thế giới. Từ thực trạng này nhận thấy sự cấp thiết của các chính sách phục hồi giáo dục, để xây dựng lại hệ thống tốt hơn, giúp các em phát triển mạnh mẽ hơn khi được cung cấp các công cụ để phát triển các kỹ năng xã hội và cảm xúc quan trọng.

trẻ em học online trên thế giới

Nỗ lực phục hồi giáo dục toàn cầu

Trong khi trẻ em là tương lai của thế giới thì ước tính có đến 1,6 tỷ học sinh toàn cầu đã trở thành nạn nhân đối phó với những thách thức phức tạp và bất ổn trong một thế giới luôn thay đổi (Theo UNICEF). Từ thực trạng này nhận thấy sự cấp thiết của các chính sách phục hồi giáo dục, để xây dựng lại hệ thống tốt hơn, giúp các em phát triển mạnh mẽ hơn khi được cung cấp các công cụ để phát triển các kỹ năng xã hội và cảm xúc quan trọng.

Từ kinh nghiệm của các nước là Colombia, Phần Lan, Peru, Nam Phi và Hàn Quốc trong Báo cáo “Rebuilding Systems – National Stories of Social and Emotional Learning Reform” của Quỹ từ thiện LEGO (Thụy Điển), ba mẹ hãy cùng SunUni Junior tham khảo cách các nước đang áp dụng trong quá trình phục hồi giáo dục bằng các chiến lược như thế nào nhé!

Học tập với niềm vui

1 – Colombia và phương pháp Play-based learning

phương pháp play-based learning

Thông thường, hệ thống giáo dục tại Colombia tập trung vào sự lặp lại các nội dung đã học hơn là chú trọng phát triển năng lực xã hội và cảm xúc. Tuy nhiên khi cho trẻ tham gia nhiều hoạt động vui chơi như đóng vai,… các nhà hoạch định chính sách đã nhận thấy nhiều dấu hiệu tích cực trong nhận thức của trẻ. Do đó, việc tích hợp các trò chơi – học thông qua trò chơi đang được tích cực sử dụng như một phần của chương trình giảng dạy để hỗ trợ các em phát triển những kỹ năng toàn diện.

Họ cũng hy vọng việc thúc đẩy trang bị các kỹ năng xã hội và cảm xúc này sẽ là công cụ giúp giảm hành vi bạo lực và từ đây xây dựng nên một thế hệ mới với các giá trị định hướng tích cực.

2 – Peru và phương pháp Competency-based learning

Tương tự, ở Peru, các nhà hoạch định chính sách cũng đã từng phải đối phó với cuộc khủng hoảng giáo dục nghiêm trọng. Nhìn lại năm 2012, Peru được xếp hạng 65/65 trong Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Để cải thiện, họ đã tìm cách tăng cường việc giáo dục dựa trên năng lực (competency-based learning) ở trường học, tạo điều kiện tối đa cho sự phát triển của học sinh. Giờ đây, trẻ em được dạy cách tự điều chỉnh cảm xúc, đồng thời tạo dựng bản sắc cá nhân mạnh mẽ thông qua học thông qua trò chơi và học thông qua dự án.

3 – Nam Phi và “Giáo dục cho mọi người”

Trên toàn cầu, động cơ để các nhà hoạch định chính sách ưu tiên việc phát triển các kỹ năng xã hội và cảm xúc cho học sinh là khác nhau nhưng chung quy lại, trẻ em và cộng đồng là những đối tượng được hưởng lợi.

Ở Nam Phi, việc trang bị cho trẻ những kỹ năng cũng đang thể hiện những dấu hiệu tích cực. Để khuyến khích xã hội nhận thức được lý tưởng giáo dục chung, Ủy ban Điều phối Giáo dục quốc gia Nam Phi tiên phong với triết lý “Giáo dục cho mọi người”. Giúp họ hiểu được lợi ích giáo dục mang lại trong một hệ thống thời kỳ hậu phân biệt chủng tộc. Điều này là rất cần thiết khi hình ảnh của người dân bị suy giảm đáng kể sau nhiều thập kỷ bị phân biệt đối xử và bóc lột.

Trẻ em tại đây được dạy cách thúc đẩy và duy trì các mối quan hệ tích cực với bản thân, người xung quanh và nhìn rộng hơn là với xã hội. Các hoạt động play-based learning thường được sử dụng trong các trường học ở Nam Phi như một cơ chế để dạy những giá trị cốt lõi này.

Giảm áp lực cho học sinh

Hàn Quốc và chủ trương giảm áp lực cho học sinh

Bối cảnh tại một nước Châu Á như Hàn Quốc khá khác biệt so với các nước được nhắc đến nên động lực cải cách cũng khác.

Học sinh tại Hàn thường đối mặt với áp lực căng thẳng trong học tập để vào các trường đại học danh tiếng. Điều này đã tổn hại rất lớn đến phát triển cá nhân và khiến các em phải hy sinh thời gian cho các hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách vẫn rất lạc quan vào sức mạnh của chuyển đổi giáo dục.

hàn quốc giảm áp lực cho học sinh

Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã thực hiện liên tục một loạt cải cách để chuyển đổi từ hệ thống giáo dục dựa trên thử nghiệm sang một hệ thống tập trung vào đa dạng hóa giáo dục. Hàn Quốc cũng thực hiện thành lập các trường dạy nghề chất lượng như một giải pháp thay thế cho đại học. Một khi lựa chọn này đem lại dấu hiệu khả quan, áp lực vào các trường đại học danh tiếng sẽ giảm bớt. Điều này vừa giúp đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực sáng tạo, có kỹ năng đa dạng, đồng thời cải thiện sức khỏe, giảm căng thẳng cho các em.

Tổng kết

Trên tất cả quốc gia được đưa vào báo cáo, một điều hiện lên rõ ràng là trẻ em đã và đang phát triển mạnh mẽ khi các con được cung cấp các điều kiện đủ để phát triển các kỹ năng xã hội và cảm xúc.

Đã đến lúc phải hành động, hệ thống giáo dục, các nhà làm giáo dục và các bên liên quan trên toàn cầu cần có trách nhiệm cung cấp cho trẻ em những năng lực này. Trẻ em là tương lai của thế giới và chúng ta phải bảo đảm các con có đủ các kỹ năng cần thiết để không phải đối phó mà là để các con vững bước, sẵn sàng với những thách thức phức tạp và bất ổn trong một thế giới luôn thay đổi.

 

(Theo Weforum – Diễn đàn Kinh tế thế giới)

icon-call
Gọi ngay: 0936 292 686
icon-call
Chat ngay