Hiện nay, tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ thông dụng nhất trên thế giới và là chìa khóa để hội nhập toàn cầu. Chính vì vậy, nhiều phụ huynh sẵn sàng đầu tư cho con học tiếng Anh từ sớm và học thêm ngoài giờ, nhưng họ thấy kết quả học tập của con không tốt, con thường chán nản, mệt mỏi, lười học, không tập trung. Như vậy, mục đích cho con học tiếng Anh sớm cũng không khá hơn. Câu hỏi được đặt ra rằng: Vì sao con không có hứng thú với việc học tiếng Anh? Làm thế nào để giúp con có hứng thú với việc học tiếng Anh? Bài viết dưới đây SunUni Junior sẽ giúp ba mẹ giải đáp những vấn đề này.

1. Nguyên nhân khiến trẻ không hứng thú học tiếng Anh

1.1. Cách dạy học không hấp dẫn

Các tiết học tiếng Anh trên lớp chính quy mà các con học có thời lượng ngắn và thiên về phân tích cấu trúc, ngữ pháp ngôn ngữ nhiều hơn là ứng dụng. Trong khi đó, con trẻ trong độ tuổi 5-15 lại cần một môi trường học ngoại ngữ năng động và tương tác để có thể thỏa sức khám phá, ứng dụng ngôn ngữ ngoài đời sống.

Việc nhồi nhét quá nhiều lý thuyết mà thiếu tính ứng dụng làm cho các bé bị áp lực, chán nản trong học tập và thấy học tiếng Anh khó. Các bé cũng không được áp dụng trong đời sống nhiều khiến cho phản xạ giao tiếp bị hạn chế, tiếng Anh không có tiến bộ.

tre-khong-co-thoi-gian-nghi-ngoi

1.2. Rào cản ngôn ngữ 

Với độ tuổi thích tìm tòi và khám phá mọi thứ xung quanh, đa số các bé sẽ không ngại với việc tiếp xúc với ngôn ngữ mới. Và tất nhiên cũng sẽ có trường hợp trẻ cảm thấy sợ hãi và bối rối vì không thể hiểu và giao tiếp được với mọi người bằng ngôn ngữ mới, từ đó sinh ra rào cản giữa bé và tiếng Anh.

Nếu rào cản này không được phát hiện kịp thời và dỡ bỏ sẽ trở thành chướng ngại vật ảnh hưởng rất lớn đến việc học tiếng Anh sau này của con. Thế nên ba mẹ nên quan tâm và lưu ý nhiều hơn đến các biểu hiện của trẻ.

1.3. Chương trình học không thích hợp

Tìm kiếm một lộ trình học phù hợp với bé là một trong những điểm quan trọng nhất khi ba mẹ muốn cho trẻ bắt đầu với tiếng Anh. Một lộ trình học thích hợp sẽ định hướng được cho các con về cách tiếp xúc phù hợp nhất với một ngôn ngữ mới, không làm cho các con cảm thấy ngột ngạt hay không hoà nhập được với môi trường xung quanh. Không chỉ vậy, với chương trình học thích hợp còn có thể dẫn dắt các con đi từ giai đoạn tiếp xúc đến việc yêu thích tiếng Anh và chủ động trong việc học, không xem việc học tiếng Anh là một “cực hình” nữa.

Tương tự với việc ba mẹ lựa chọn sai chương trình học cho con. Chương trình học không phù hợp với độ tuổi của con, quá nhiều lý thuyết khô khan, môi trường học làm con không hoà nhập được…. Vì thế ba mẹ nên cân nhắc kỹ khi ra quyết định lựa chọn lộ trình học ngoại ngữ cho con.

1.4. Không thể ghi nhớ từ vựng

Rất nhiều trường hợp các bé không thể ghi nhớ hết từ vựng tiếng Anh hoặc là chỉ có thể ghi nhớ được một thời gian ngắn rồi lại quên hết. Nguyên nhân của những trường hợp này xuất phát từ phương pháp học từ vựng tiếng Anh không phù hợp. Chủ yếu chỉ là ghi chép lại và học thuộc, việc này sẽ không thể khiến cho não bộ ghi nhớ những từ mới lâu được.

Để có thể cải thiện việc ghi nhớ từ vựng tiếng Anh cho bé tốt hơn, ba mẹ nên áp dụng những phương pháp học tiếng Anh mới, hiện đại như thông qua tranh ảnh, video, âm nhạc, vận động,… để ghi nhớ. Bởi như chúng ta đều biết não bộ có khả năng ghi nhớ thông tin bằng hình ảnh và âm thanh tốt hơn rất nhiều so với việc là những chữ tiếng Anh khô khan trên mặt giấy. Đồng thời, những hoạt động mà bé được tham gia trong quá trình học tiếng Anh, được trải nghiệm thực tế cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình học tiếng Anh.

1.5. Không có động lực học

Người lớn chúng ta học tiếng Anh với mong muốn tìm được công việc tốt và cuộc sống tốt hơn, trong khi đó các bé vẫn chưa đủ lớn để nhận thức được điều đó nên chưa tìm thấy hứng thú trong việc học tiếng Anh. Chính vì vậy, ba mẹ nên giúp trẻ thấy được lợi ích của việc giỏi tiếng Anh, như có thể xem phim hoạt hình, nghe nhạc không cần thuyết minh, có thể trò chuyện với bạn bè nước ngoài… để giúp con tìm thấy động lực của mình.

1.6. Thiếu môi trường ứng dụng ngôn ngữ

Điều quan trọng trong việc học tiếng Anh là được giao tiếp vào môi trường tiếng Anh, các con được tương tác, tạo ra nhiều tình huống để xử lý và vận dụng kiến thức. Nếu kiến thức truyền tải quá khô khan, việc quên bài và tiếp thu chậm là điều dễ hiểu. Trẻ cần môi trường học tập thoải mái và tự do khám phá để các giác quan cảm thụ ngôn ngữ được phát triển một cách toàn diện, nếu không các con sẽ cảm thấy nhàm chán việc học thường xuyên.

2. Cách hay giúp trẻ hứng thú khi học tiếng Anh

2.1. Ba mẹ nên tích cực tham gia vào quá trình học của trẻ

Để cho các bé hiểu tiếng Anh thực sự quan trọng, ba mẹ cũng hãy thể hiện sự nhiệt tình với ngôn ngữ bằng cách sử dụng tiếng Anh nhiều hơn trong sinh hoạt hàng ngày. Chính những hành động đọc báo, xem phim hay nói bằng tiếng Anh của ba mẹ là nguồn động lực, truyền cảm hứng cho con vừa học theo vừa cảm thấy nó cần thiết, cũng như gia tăng khả năng giao tiếp tiếng nước ngoài  của con. Ba mẹ hãy tích cực tham gia vào những bài học của con sẽ giúp con tìm ra phương pháp học nhanh và dễ dàng ghi nhớ kiến thức hơn.

2.2 Tạo không khí học tập vui vẻ và thú vị

Cha mẹ hãy tạo ra môi trường để việc học ngoại ngữ của bé trở thành một trải nghiệm thú vị và bổ ích hơn. Bé thường ham chơi nhiều hơn học, nhất khi phải đối diện với hàng tá lý thuyết khô khan. Trẻ con thường thích các hoạt động vui chơi nên khi học nói, từ vựng hay ngữ pháp có thể lồng ghép các trò chơi, hình ảnh và hoạt động thực tế vào để tạo hứng thú cho trẻ. Tạo ra nhiều trò chơi và không gian giao tiếp tiếng Anh cho bé, tận dụng điều đó làm động lực cho trẻ.

2.3. Tìm phương pháp học phù hợp với tính cách và sở thích của trẻ

Con dễ cảm thấy chán nản, khó chịu và bức bối khi phải ngồi im hàng giờ để nghiền ngẫm lượng lý thuyết lớn. Ba mẹ nên nghĩ về cá tính và sở thích của con để có thể đưa ra những phương pháp học tiếng Anh thích hợp và hữu hiệu nhất. Một đứa trẻ cá tính, hoạt bát sẽ thích những trò chơi mang tính hoạt động chạy nhảy, còn một đứa trẻ trầm tĩnh thì sẽ thích các loại trò chơi nhẹ nhàng như ô chữ hay thẻ từ. Hiểu hơn về con mình và biết được thế mạnh của bé để giúp bé hứng thú với việc học tiếng.

2.4. Tạo cơ hội cho con giao tiếp bằng tiếng Anh

Giao tiếp bằng tiếng Anh thường xuyên chính là một động lực vô cùng to lớn giúp trẻ học tiếng Anh, con sẽ cảm thấy ngôn ngữ này rất cần thiết để biểu đạt ý muốn và tiếp thu kiến thức. Nếu có thể, ba mẹ hãy cho trẻ tham gia các câu lạc bộ, các trung tâm Anh ngữ uy tín có giáo viên bản ngữ trên địa bàn để bé có thể giao lưu tiếng Anh và có cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài sớm hơn.

2.5. Thấu hiểu tâm trạng của trẻ

Ba mẹ hãy cố gắng chọn đúng những thời điểm để giúp con thực hành tiếng Anh hiệu quả nhất. Các bé cần được tiếp thu bài học một cách chủ động nhất chứ không phải là ép buộc hay gắt gỏng. Điều đó chỉ càng làm bé thấy chán nản và sợ hãi với việc học tiếng Anh hơn. Nếu trẻ có dấu hiệu không muốn học, thay vì ép buộc hay đừng tức giận, hãy tìm hiểu lý do tại sao và tìm ra giải pháp.

2.6. Cho con tham gia một khóa học tiếng Anh

Như đã nêu ở trên, việc học chung với bạn bè sẽ giúp trẻ học ngoại ngữ dễ dàng. Một môi trường vừa có giáo viên bản ngữ và học sinh cùng lứa tuổi là một ý tưởng và đơn thuần tạo hứng thú học tiếng Anh cho con rất tuyệt vời. Con sẽ được hướng dẫn cách học, cách phát âm, giao tiếp. Việc học kết hợp vui chơi, tương tác cùng mọi người chưa bao giờ lại dễ dàng và hiệu quả đến thế.

 

icon-call
Gọi ngay: 0936 292 686
icon-call
Chat ngay