Trong bài viết Qua từng giai đoạn cần trang bị cho trẻ những kỹ năng gì (Phần 1), SunUni Junior đã chia sẻ cho ba mẹ khái niệm sơ lược về kỹ năng sống, tầm quan trọng trong rèn luyện kỹ năng từ sớm và tổng hợp một số kỹ năng cần thiết cho trẻ từ những năm đầu đời đến khi học tiểu học.

Đến bài viết này, ba mẹ hãy cùng tìm hiểu để nắm rõ hơn về loại kỹ năng mềm, các kỹ năng cần thiết cho học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thôngcách ba mẹ có thể giúp con rèn luyện những kỹ năng nhé!

Kỹ năng mềm là gì? Có quan trọng như kỹ năng sống?

Kỹ năng mềm là gì?

Kỹ năng mềm (Soft Skills) hay còn gọi là kỹ năng thực hành xã hội. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những kỹ năng giúp con phát triển xa hơn, áp dụng cho nhiều ngành nghề.

Việc rèn luyện kỹ năng mềm có quan trọng?

Kỹ năng mềm và kỹ năng sống cái nào quan trọng hơn?

Đầu tiên, kỹ năng sống và kỹ năng mềm không phải là hai thứ khác nhau tuy nhiên cũng không phải là hai thứ giống nhau. Kỹ năng mềm chính là một phần của kỹ năng sống, hay kỹ năng sống bao gồm kỹ năng mềm và một số kỹ năng khác.

Nói chung, kỹ năng mềm là những kỹ năng có liên quan đến việc hòa mình, sống với hay tương tác với tập thể. Kỹ năng sống bao gồm những kỹ năng mềm nói trên, cộng thêm những kỹ năng giúp chúng ta phản ứng hiệu quả trước những thách thức của cuộc sống, và từ đó vươn lên mạnh mẽ để thành công hơn.

Bởi vậy, cả 2 loại kỹ năng đều quan trọng, bổ trợ cho nhau.

Tổng hợp những kỹ năng trẻ cần được trang bị qua từng giai đoạn (Phần 2)

Bộ kỹ năng cần thiết cho học sinh cấp 2

Kỹ năng tự phục vụ bản thân

Rèn luyện kỹ năng cho trẻ

Kỹ năng đối mặt và xử lý các tình huống trong cuộc sống

Tình hình xã hội hiện nay đã có nhiều thay đổi. Chính bởi ba mẹ không thể lúc nào cũng kè cặp bảo vệ con nên đây là kỹ năng rất quan trọng.

Ba mẹ có thể đặt ra những tình huống giả định và định hướng cách con có thể phản ứng trong trường hợp đó. Ngoài ra, ba mẹ nên nhắc lại nhiều lần hoặc kiểm tra kép sau khi học để đánh giá được mức độ hiểu và tiếp thu của trẻ đến đâu, từ đó có hướng rèn luyện phù hợp.

Kỹ năng quản lý và sắp xếp thời gian hiệu quả

Kỹ năng quản lý và điều chỉnh cảm xúc

Kỹ năng làm việc nhóm, hợp tác và chia sẻ

Kỹ năng nói trước công chúng

Kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng

Kỹ năng đánh giá vấn đề và con người

Kỹ năng tự ý thức và đánh giá bản thân

Kỹ năng xác định mục tiêu cuộc sống

Bộ kỹ năng cần thiết cho học sinh cấp 3

Kỹ năng tự tin diễn đạt, trình bày ý kiến và thuyết trình trước đám đông

Kỹ năng lắng nghe, quan sát, đưa ra ý kiến

Kỹ năng tư duy logic, sáng tạo

Kỹ năng quản lý và điều chỉnh cảm xúc, tình cảm

Trong suốt quá trình trẻ phát triển, đây là một kỹ năng rất cần thiết. Việc duy trì trạng thái cảm xúc cân bằng (tích cực, tiêu cực) và tâm lý ổn định sẽ giúp trẻ phát huy tốt khả năng học tập và sáng tạo, dễ dàng đạt được thành công.

Để rèn luyện, ba mẹ cần dạy con cách nhận biết cảm xúc khi chúng xuất hiện và phân biệt các cảm xúc với nhau bao gồm cảm xúc tích cực và tiêu cực. Sau đó, hãy hướng dẫn con cách xử lý các cảm xúc cho phù hợp với hoàn cảnh và đưa ra các phản ứng thích hợp. 

Kỹ năng đánh giá, nhận thức về hành vi xã hội

Kỹ năng sinh tồn ở mọi hoàn cảnh

Làm thế nào để rèn luyện các kỹ năng?

Làm thế nào để cùng con rèn luyện các kỹ năng?

Để việc giáo dục kỹ năng của con được diễn ra suôn sẻ, ba mẹ hãy lưu ý một số nguyên tắc dưới đây nhé!

Nhạy bén và quan sát kỹ lưỡng

Hơn ai hết, ba mẹ là những người dành thời gian nhiều cho con và hiểu rõ tâm sinh lý của con nhất. Dù có rất nhiều kỹ năng mà con cần được trau dồi từ sớm, song không vì thế mà ba mẹ bắt buộc con phải có đủ tất cả mọi kỹ năng. Mỗi bạn nhỏ có điểm mạnh – yếu khác nhau và cha mẹ cần phải quan sát nhạy bén để biết được những điểm này.

Thông qua sự quan sát, ba mẹ có thể đánh giá con còn thiếu để bổ sung kỹ năng nào hay nâng cao kỹ năng đã có sẵn nào. Ví dụ ba mẹ nhận thấy con có tư duy sáng tạo, ba mẹ hãy nắm bắt để có phương pháp phát huy tốt nhất.

Ngoài ra, mỗi khi có ý định rèn luyện cho con một kỹ năng nào, hãy xem xét đến lý do vì sao kỹ năng đó lại cần thiết với con. Đặt câu hỏi để biết chính xác kỹ năng đó sẽ giúp con phát triển như thế nào cũng như đâu là cách con có thể rèn luyện tốt nhất.

Làm bạn và khuyến khích con thực hiện từng bước nhỏ

Điều quan trọng nhất khi trang bị các kỹ năng cho con là ba mẹ hãy xem con như một người bạn để cùng nhau tiến bộ.

Một số ba mẹ thường có thói quen dùng uy quyền để bắt ép trẻ làm một điều đó. Tuy nhiên, điều này chỉ khiến con làm theo lời ba mẹ mà chẳng hiểu được vì sao mình nên làm nó. Lâu dần, trẻ sẽ có khuynh hướng không nghe lời cha mẹ và không hiểu được những mong muốn của cha mẹ.

Sự nóng vội hay hấp tấp chỉ khiến con không thể phát triển theo chiều sâu. Thay vào đó, hãy chia nhỏ kỹ năng thành từng bước để trẻ thực hành.

Làm bạn với trẻ

Giả dụ như với kỹ năng làm quen, kết bạn, cha mẹ có thể chia nhỏ thành các bước như:

  • Bước 1: Tập giới thiệu bản thân, sở thích của bản thân.
  • Bước 2: Tập cách làm quen với bạn mới và cách đặt các câu hỏi để mở lời.
  • Bước 3: Tập giữ thái độ hòa nhã, đúng mực khi giao tiếp với bạn.
  • Bước 4: Tập cách nói chuyện, tương tác với bạn, chẳng hạn như rủ bạn chơi một số trò chơi nào mà cả hai đều thích.

Là một “tấm gương” sáng của trẻ trong rèn luyện kỹ năng

Nguyên tắc này rất quan trọng khi rèn luyện các kỹ năng mềm cho học sinh.

Những hành động, thái độ và cách ứng xử của ba mẹ sẽ luôn có sự tác động rất mạnh với trẻ. Trẻ sẽ tin rằng ba mẹ làm được điều đó thì trẻ cũng có quyền làm nó. Do đó, ba mẹ hãy là người làm gương trong mọi tình huống để trẻ noi theo.

Khen ngợi và động viên

Sự động viên, khen ngợi của cha mẹ sẽ mang lại nhiều cảm xúc tích cực và cũng là động lực to lớn cho trẻ. Chúng như những “chất xúc tác” giúp trẻ tự tin để làm mọi việc và hình thành cho trẻ một thái độ sống tích cực. Khen ngợi đúng cách, đúng lúc sẽ càng khiến trẻ thêm tin vào bản thân mình và hiểu được rằng cha mẹ cũng đang ủng hộ, công nhận sự cố gắng của trẻ.

Ba mẹ nên khen ngợi và khuyến khích trẻ

Hãy dành lời khen để hướng đến sự tiến bộ của con thay vì so sánh con với người này, người khác. Điều này chỉ tạo cho con tư duy “hơn thua” với người khác và không giúp con hiểu rõ được bản thân mình.

Tổng kết

Bài viết trên là tổng hợp những kỹ năng cần thiết và những nguyên tắc giúp ba mẹ đồng hành cùng con trên chặng đường phát triển này.

Tại SunUni Junior, việc rèn luyện kỹ năng cũng là yếu tố quan trọng trong cả chương trình học giúp con phát triển toàn diện bởi toàn đội ngũ SunUni Junior hiểu rằng: Cả môi trường giáo dục và ba mẹ luôn cần có sự kết hợp và bổ trợ cho nhau nhằm đảm bảo tối đa cho quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

👉🏻 Để lại thông tin & nhận ĐĂNG KÝ tư vấn từ đội ngũ chuyên viên giáo dục 👉🏻 m.me/sununijunior

icon-call
Gọi ngay: 0936 292 686
icon-call
Chat ngay