Nhờ sự phát triển vượt bậc trước và sau đại dịch trong thời đại 4.0, hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực đều đã có những sự thay đổi rõ rệt. Những sự thay đổi này cũng đồng thời làm dấy lên một câu hỏi “Các em sẽ cần làm gì để không bị thay thế, chạy đua với công nghệ trong thời đại 4.0?”. Đâu là giải pháp cần thiết ba mẹ có thể trang bị cho các con trong chặng đường trở thành công dân toàn cầu trong thời đại 4.0. Bài viết này sẽ cung cấp kiến thức cho phụ huynh về 12 kỹ năng của thế kỷ 21 mà trong đó mỗi kỹ năng đều mang đặc điểm chung – tất cần thiết trong thời đại Internet. 

3 Nhóm kỹ năng cần có của công dân toàn cầu thế kỷ 21

bộ kỹ năng thế kỷ 21

Bộ kỹ năng toàn cầu của thanh niên thế kỷ 21 bao gồm 12 kỹ năng, được chia thành 3 nhóm lớn: Bộ Kỹ năng Học hỏi – Learning skills (The 4Cs), Bộ Kỹ năng về Năng lực xử lý – Literacy Skills (IMT) và Bộ Kỹ năng phục vụ Đời sống/Thực tế – Life Skills (FLIPS) dựa theo Khung giáo dục thế kỷ 21. Các nhóm kỹ năng này giúp học sinh học tập hiệu quả, đổi mới tư duy và biết ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế.

1 – Bộ Kỹ năng Học hỏi – Learning Skills (The 4Cs)

Bộ kỹ năng được cho là cơ bản nhưng cũng là cần thiết nhất trong bộ kỹ năng thế kỷ 21. Bộ kỹ năng học hỏi 4Cs là những kỹ năng giúp con người không bị thay thế bởi máy móc, robot. Đồng thời đổi mới tư duy và hòa nhập nhanh chóng khi ở những môi trường văn hóa khác nhau. The 4Cs bao gồm 4 kỹ năng:

  • Collaboration (Kỹ năng hợp tác) – Loại kỹ năng cần thời gian rèn luyện lâu nhất. Luyện tập kỹ năng này đồng nghĩa với việc học sinh trau dồi khả năng làm việc, hợp tác trong một tập thể cùng với suy nghĩ khiêm nhường, tôn trọng ý kiến của đồng đội.
  • Critical thinking (Tư duy phản biện): Kỹ năng này xây dựng cho học sinh tư duy độc lập, có góc nhìn đa chiều về một vấn đề. Từ đó, trẻ có khả năng phân tích, đưa ý kiến riêng và lập luận thuyết phục, chặt chẽ để làm sáng tỏ vấn đề đó. 
  • Creative thinking (Tư duy sáng tạo): Khuyến khích trẻ sáng tạo, đổi mới không ngừng để tìm ra cái hay, thay thế cái cũ. Kỹ năng này còn chú trọng việc đào sâu về một vấn đề để hiểu và có góc nhìn mới, từ đó có thể sáng tạo và cải tiến những vật chất hay ý tưởng đã cũ. 
  • Communication (Kỹ năng giao tiếp): Một kỹ năng cực kỳ quan trọng trong công việc và đời sống, giúp phát triển và kết nối các kỹ năng còn lại. 

2 – Bộ Kỹ năng về Năng lực xử lý – Literacy Skills (IMT)

Bộ Kỹ năng về Năng lực xử lý – Literacy Skills hay còn gọi là IMT – Các từ viết tắt cho 3 lĩnh vực: Information (Thông tin), Media (Truyền thông), Technology (Công nghệ). Các kỹ năng này được trau dồi và phát triển thông qua các hoạt động học tập, trải nghiệm thực tế trên môi trường số. Bộ kỹ năng này tập trung vào việc xác định nguồn thông tin chính xác, tin cậy và các thông tin thực tế giữa vô vàn dữ liệu trên Internet hiện nay. Literacy Skills gồm có:

  • Information Literacy (Năng lực về thông tin): Là khả năng tiếp cận, xử lý thông tin và biết cách ứng xử, tương tác trong thế giới thông tin. Đồng thời, con cũng hiểu được khía cạnh đạo đức, pháp luật của việc khai thác và sử dụng thông tin cá nhân. 
  • Media Literacy (Khả năng hiểu về truyền thông): Khả năng đánh giá, chọn lọc tin tức, thông tin để sử dụng đúng cách. Tránh trường hợp nghe và tin theo các thông tin fake news chưa được kiểm chứng, sai lệch, gây hiểu lầm.
  • Technology Literacy (Thích ứng công nghệ): Giúp con thích ứng, làm quen với các công nghệ mới của thế giới. Các công cụ giáo dục mới, tối ưu hóa các công cụ để học tập hiệu quả nhất. 

3 – Bộ Kỹ năng Đời sống/Thực tế – Life Skills (FLIPS)

Bộ Kỹ năng Thực tế – Life Skills hay còn được biết đến là FLIPS bao gồm 5 kỹ năng cần thiết, được truyền tải qua các hoạt động rèn luyện thực tế. Bộ kỹ năng này giúp trẻ dần hoàn thiện tính cách, kỹ năng để làm việc trong môi trường chuyên nghiệp.

  • Flexibility (Ứng biến): Khả năng ứng biến, linh hoạt thay đổi để phù hợp với môi trường xung quanh. Để có được khả năng này, con cần có tố chất khiêm tốn, sẵn sàng lắng nghe và thay đổi dù đã có kinh nghiệm. 
  • Leadership (Lãnh đạo): Khả năng lãnh đạo là khả năng thiết lập mục tiêu và dẫn dắt tập thể đi theo mục tiêu đó. Kỹ năng này còn nhấn mạnh khả năng thiết lập và hoàn thành mục tiêu, giải quyết vấn đề và quản trị con người, kích thích tiềm lực lãnh đạo của học sinh.
  • Initiative (Chủ động): Kỹ năng tự bắt đầu giải quyết công việc Để có khả năng này, người học cần tự tìm cho mình phương pháp làm việc thích hợp, hiệu quả và tối ưu, mang lại kết quả tốt nhất. 
  • Productivity (Năng suất): Nói về khả năng con có thể tìm được cách duy trì hiệu suất làm việc hiệu quả trong môi trường nhiều cám dỗ như hiện tại.
  • Social Skills (Kỹ năng xã hội): Khả năng xây dựng và phát triển mối quan hệ với mọi người, biết cách kết nối các mối quan hệ vì lợi ích chung. 

Làm cách nào để phát triển cho con bộ kỹ năng thế kỷ 21?

Bộ kỹ năng thế kỷ 21 thiết yếu trên không chỉ giúp các con ứng dụng những kiến thức, lý thuyết vào thực tế mà còn giúp các con phát triển bản thân, trở thành công dân toàn cầu với đầy đủ hành trang vững chắc. 12 kỹ năng trở thành công dân toàn cầu cũng rất quan trọng và cần thiết không chỉ đối với trẻ nhỏ mà cả những người đã đi làm để đạt được sự nghiệp thành công.

Để có được các kỹ năng trên, con sẽ cần không ngừng luyện tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, đội nhóm để nâng cao kỹ năng và phát triển bản thân. Không những vậy, các con cũng cần sự hỗ trợ và động viên từ gia đình, cha mẹ, để chắc chắn bản thân luôn có hướng đi và môi trường phù hợp, nhằm giúp các em phát triển đúng hướng và hiệu quả. Ngoài ra nếu được, ba mẹ nên chọn cho con những trường hoặc những trung tâm có hỗ trợ các con phát triển bộ kỹ năng trên để song song với việc học, các con còn được chuẩn bị kỹ năng để phát triển một cách toàn diện nhất!

Theo aeseducation.com

icon-call
Gọi ngay: 0936 292 686
icon-call
Chat ngay