Phong cách nuôi dạy con của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ở trẻ. Trong khi mỗi đứa trẻ thì đều mang những đặc điểm, tính cách khác nhau. Làm thế nào để dung hòa với tính cách của con? Mình nên trở thành một người nghiêm khắc hay dễ tính? Nên hướng dẫn trong từng bước con đi hay để con tự do khám phá? Nếu câu hỏi “Tôi muốn trở thành kiểu phụ huynh nào?” đã từng xuất hiện trong tâm trí ba mẹ, bài viết này sẽ giúp ba mẹ hiểu hơn những điều cơ bản về các phong cách nuôi dạy con khác nhau.

Bốn phong cách nuôi dạy con cái

Theo nghiên cứu của Diana Baumrind – một nhà tâm lý học phát triển cùng 2 cộng sự nghiên cứu là Eleanor Maccoby và John Martin của Stanford, có 4 kiểu nuôi dạy con chính. Dựa trên tháp Khả năng đáp ứng và yêu cầu kỳ vọng, 4 phong cách đó là phong cách nuôi dạy con theo hướng thoải mái, nuông chiều (permissive parenting), nuôi dạy con theo hướng thờ ơ (neglectful parenting), nuôi dạy con theo hướng độc đoán (authoritarian parenting) và nuôi dạy con theo hướng có căn cứ (authoritative parenting). 

parenting styles table

Chia sẻ được đăng bởi Francyne Zeltser – một nhà tâm lý học trẻ em, nhà tâm lý học trường học, trợ giảng và là mẹ của hai đứa con. Tác phẩm của cô đã được đăng trên NYMetroParents.comFather.com.

1 – Làm cha mẹ theo khuynh hướng thoải mái, nuông chiều (The Permissive Parent)

Đặc điểm chung:

  • Có khả năng đáp ứng các nhu cầu của con cao trong khi yêu cầu, kỳ vọng thấp
  • Giao tiếp cởi mở và thường để con cái tự quyết định thay vì đưa ra định hướng
  • Các quy tắc hay kỳ vọng từ ba mẹ ít khi được đặt ra và thực thi
  • Cố gắng đáp ứng để giữ cho con được vui

Những người mang phong cách này có xu hướng là trở thành những người bạn tốt của con hơn là việc làm cha mẹ. Họ sẽ tránh xung đột và thường chấp nhận yêu cầu của con khi con bắt đầu vòi vĩnh và hay tỏ ra giận dỗi khi chưa được đáp ứng nhu cầu. Họ chủ yếu cho con làm những gì mình muốn và khá hạn chế trong việc đưa ra những định hướng. Tuy nhiên, con nhỏ chủ yếu được nuôi dạy theo phong cách này sẽ ít có cơ hội học cách tự chủ. Con sẽ có nhiều khả năng lớn lên với mong đợi được thỏa mãn ngay lập tức những mong muốn của mình.

2 – Làm cha mẹ theo khuynh hướng thờ ơ (The Neglectful Parent)

Đặc điểm chung: 

  • Có khả năng đáp ứng nhu cầu của con thấp và yêu cầu, kỳ vọng thấp
  • Thường chỉ cung cấp đủ các nhu cầu cơ bản của con như nơi ở, thức ăn, học phí, còn lại con cần tự đáp ứng những nhu cầu khác của bản thân
  • Ít chú ý đến các nhu cầu khác về thể chất hay tâm sinh lý của con
  • Con dễ bị cảm thấy bất an nên sẽ khó giữ được mối quan hệ thân thiết

Phong cách nuôi dạy con này có thể đến từ nhiều vấn đề khác nhau, điển hình là khi ba mẹ có nhiều nỗi lo, nỗi bận tâm khác ngoài con cái. Ba mẹ theo phong cách này thường lầm tưởng rằng nếu ít đặt ra cho con những quy tắc đồng nghĩa với việc con sẽ cảm thấy thoải mái hơn và không cần nhận nhiều sự chú ý của của ba mẹ đến vậy. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ ở bất cứ lứa tuổi nào, đặc biệt là các vấn đề về tâm sinh lý.

3 – Làm cha mẹ theo khuynh hướng độc đoán (The Authoritarian Parent)

Đặc điểm chung: 

  • Có khả năng đáp ứng các nhu cầu của con thấp trong khi yêu cầu, kỳ vọng cao
  • Đặt ra và thực thi các quy tắc nghiêm ngặt mà ít khi cân nhắc đến cảm xúc của con hoặc nhu cầu về tình cảm hay hành vi xã hội
  • Thường phản hồi “Bởi vì cha mẹ đã nói như vậy (nên đây là điều đúng, không thể chối cãi)” khi con có những thắc mắc cụ thể
  • Chủ yếu là giao tiếp một chiều – từ cha mẹ đến con cái

Đây là phong cách “Thương cho roi cho vọt”, cứng nhắc yêu cầu tính kỷ luật nghiêm khắc. Để có được toàn quyền kiểm soát, các bậc phụ huynh theo khuynh hướng này thường nói chuyện với con mà không lắng nghe ý kiến đóng góp hoặc phản hồi từ phía con. Phong cách này có ưu điểm là nó mang lại cho con khái niệm rõ ràng về các giới hạn, ranh giới và thành tích cần đạt được. Tuy nhiên con sẽ dần dà xa cách bố mẹ, ngại chia sẻ về những gì diễn ra xung quanh cuộc sống của con.

4 – Làm cha mẹ theo khuynh hướng có căn cứ (The Authoritative Parent)

Đặc điểm chung:

  • Có khả năng đáp ứng nhu cầu của con cao và yêu cầu, kỳ vọng cao
  • Giao tiếp thường xuyên, thật sự lắng nghe và xem xét những suy nghĩ, cảm xúc và ý kiến của con
  • Đặt ra và thực thi các quy tắc để rèn luyện tính kỷ luật nhưng biết cách linh hoạt
  • Cho phép những biến cố xảy ra để giúp con phản xạ và học hỏi

Phong cách nuôi dạy con này đúng nghĩa nuôi dưỡng. Phụ huynh theo phong cách này vừa hỗ trợ, thường xuyên đáp ứng nhu cầu của con nhưng cũng đồng thời đặt ra các quy tắc nhất định. Họ hướng dẫn con qua các cuộc thảo luận cởi mở và trung thực để truyền tải các giá trị và lý luận. Những đứa trẻ có cha mẹ theo phong cách này có xu hướng phát triển toàn diện hơn bởi được hỗ trợ toàn diện.

Đâu là phong cách nuôi dạy con tốt nhất?

Có lẽ khi đọc và hiểu hơn 4 phong cách, ba mẹ cũng đã ngầm nhìn ra được đâu là phong cách nuôi dạy con phù hợp nhất. Tuy nhiên theo nghiên cứu, phong cách làm cha mẹ theo khuynh hướng có căn cứ – phong cách đáp ứng nhu cầu của con cao và yêu cầu, kỳ vọng cũng cao là phong cách có nhiều khả năng nuôi dạy được những đứa trẻ độc lập, tự chủ và có tư duy, kỹ năng xã hội tốt nhất. Đây là phong cách được chuyên gia khuyến khích ba mẹ áp dụng cho con từ khi còn nhỏ.

Tất nhiên, khi nói đến việc nuôi dạy con cái, “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Mỗi đứa trẻ đều khác nhau nên sẽ không có một công thức chung phù hợp với tất cả. Ba mẹ không nên lúc nào cũng phải đáp ứng nhu cầu của con một cách tối đa hay không nên lúc nào cũng yêu cầu hay đặt kỳ vọng của con ở mức quá cao.

Các bậc làm cha mẹ hoàn toàn có thể thay đổi phong cách tùy vào từng tình huống cụ thể để có thể giữ được sự cân bằng.

Theo: cnbc.com

icon-call
Gọi ngay: 0936 292 686
icon-call
Chat ngay