Kỹ năng mềm là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong hành trình lớn lên và phát triển của trẻ, là hành trang vững chắc cho con bước vào thời đại số 4.0. Bộ kỹ năng thế kỷ 21 bao gồm 12 kỹ năng được chia thành 3 nhóm lớn mà trong đó, kỹ năng 4C thường được coi là quan trọng nhất.

Bộ kỹ năng 4C là gì?

4C Methodology là phương pháp do Tổ chức Giáo dục Partnership for 21st Century gồm Uỷ ban Hoạch định chính sách và các nhà giáo dục hàng đầu tại Mỹ đề xuất và phát triển. Dựa trên các nghiên cứu xã hội về những kỹ năng cần thiết cho sự phát triển và thành công của con người trong thế kỷ 21, Partnership for 21st Century đã hoàn thiện mô hình giáo dục tối ưu trong việc trang bị cho trẻ 4 kỹ năng quan trọng nhất, bao gồm:

  • Communication: Kỹ năng giao tiếp
  • Collaboration: Kỹ năng hợp tác
  • Creative Thinking: Tư duy sáng tạo 
  • Critical Thinking: Tư duy phản biện

Kỹ năng 4Cs có tên gọi khác là Bộ Kỹ năng Học hỏi (Learning Skills) vì đây là tập hợp những kỹ năng cần thiết giúp con phát triển xa hơn trong quá trình học tập, không bị thay thế bởi máy móc, robot. Đồng thời đổi mới tư duy và hòa nhập nhanh chóng khi ở những môi trường văn hóa khác nhau.

Communication – Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là một hoạt động tương tác cần thiết và không thể thiếu giữa con người với con người. Giao tiếp không chỉ đơn thuần là hành động nói và nghe mà còn bao gồm những thể hiện ở các cử chỉ phi ngôn ngữ, giọng nói, nét mặt,… Trong cuộc sống chúng ta cần giao tiếp trong hầu hết các trường hợp như để trao đổi thông tin, để thể hiện cảm xúc, tình cảm hay quan trọng hơn hết là để học tập, lĩnh hội những cái hay. Chính vì vậy, phụ huynh cũng như nhà trường cần trang bị kỹ năng tưởng chừng là cơ bản này cho con. Giao tiếp không chỉ là khả năng truyền đạt, trình bày mà còn đòi hỏi ở người thực hiện giao tiếp một cách hiệu quả, phù hợp với ngữ cảnh.

Collaboration – Kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm

Kỹ năng hợp tác là khả năng làm việc chung, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau để hướng đến mục tiêu chung một cách hiệu quả. Có hai khái niệm thường bị nhầm lẫn là “cộng tác” và “hợp tác”. “Cộng tác” diễn ra khi có sự phân công, mỗi người được phân công để chịu trách nhiệm giải quyết một phần công việc trong khi “hợp tác” là sự tham gia của tất cả các cá nhân, chia sẻ công việc cũng như ý tưởng và hiểu biết sâu sắc để đạt được mục tiêu chung. Đơn giản hóa, cộng tác là cùng làm còn hợp tác là cùng phát triển. Hợp tác tốt với mọi người sẽ giúp thúc đẩy quá trình làm việc và đồng thời là hòa nhập được với môi trường, tổ chức từ đó thúc đẩy sự phát triển của chính bản thân. Chính bởi vậy, đây là một trong những kỹ năng đứng đầu danh sách những kỹ năng mà các doanh nghiệp cần nhất.

Creative Thinking – Tư duy sáng tạo

Nhiều người cho rằng sáng tạo là một khả năng thiên bẩm nhưng trên thực tế, không có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng minh có những người sinh ra có khả năng sáng tạo hơn người khác. Chính vì vậy, tư duy sáng tạo cũng như các kỹ năng, tư duy khác, đây là thứ cần trải qua sự rèn luyện để ngày một phát triển. Mỗi đứa trẻ đều tiềm ẩn một trí tưởng tượng không giới hạn, đầy rẫy những sự bất ngờ ngay từ khi sinh ra. Điều quan trọng tiên quyết để phát triển tư duy này là con có một môi trường khuyến khích sự sáng tạo của con. 

Critical Thinking – Tư duy phản biện

Sự xuất hiện dày đặc các chương trình phản biện tại Việt Nam hiện nay là minh chứng rõ ràng cho thấy Tư duy phản biện đang ngày một nhận được chú ý xứng đáng hơn.

Tư duy phản biện, hay còn gọi là tư duy phân tích, là một quá trình đánh giá những thông tin có sẵn, lật đi lật lại các khía cạnh của một vấn đề nhằm làm sáng tỏ và xác nhận tính chính xác của vấn đề đó. Tư duy phản biện giúp con có cái nhìn khái quát, thận trọng và có chính kiến về nhiều vấn đề phức tạp trong cuộc sống, từ đó có khả năng suy nghĩ, hành động sắc sảo và đưa ra những quyết định đúng đắn. Các con khi được rèn luyện tư duy phản biện sẽ có thể phân tích, đánh giá vấn đề theo nhiều góc nhìn để từ đó xây dựng cho bản thân về nhiều vấn đề một cách chủ động. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra những bạn có tư duy phản biện tốt sẽ vượt trội và nhạy bén hơn với mọi sự thay đổi của thế giới xung quanh. Quan trọng hơn, tư duy phản biện giúp con đặt mình vào góc nhìn của người khác từ đó có sự hợp tác hiệu quả.

SunUni Junior rèn luyện kỹ năng 4Cs cho các con như thế nào?

Hiểu được tầm quan trọng của 4Cs trong thế kỷ 21, SunUni Junior luôn nỗ lực lồng ghép những hoạt động vừa giúp con bổ sung kiến thức học tập tiếng Anh, vừa giúp con rèn luyện cả 4 kỹ năng trong từng buổi học.

1 – Giúp con giao tiếp hiệu quả hơn

Các thầy cô luôn tạo cho các con môi trường khuyến khích các con giao tiếp, học cách lắng nghe. Khi được xem các video từ National Geographic Learning, các thầy cô sẽ đặt các câu hỏi như “Con có cảm nhận gì về video vừa xem?”, “Con có muốn trở thành các nhân vật trong đó không?”,… để kích thích khả năng nói, tư duy và bày tỏ cảm xúc, quan điểm.

2 – Con được hợp tác với thầy cô, bạn bè

SunUni Junior áp dụng phương pháp Task-based learning (Giảng dạy thông qua các nhiệm vụ nhỏ), phương pháp này áp dụng theo trình tự:

  • Pre-Task: Các thầy cô sẽ cung cấp cho các con các kiến thức cần thiết chuẩn bị cho nhiệm vụ sắp tới.
  • Task: Các thầy cô giao nhiệm vụ cho các con hoàn thành. Các nhiệm vụ có thể làm với tư cách cá nhân, nhiệm vụ theo nhóm hoặc nhiệm vụ tất cả cần hoàn thành trong buổi học.
  • Review: Các thầy cô và các bạn trong lớp cùng phản hồi, đưa ra những nhận xét về kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các con, những điểm con đã làm tốt cần phát huy, những điểm con có thể cải thiện để đạt kết quả tốt nhất. 

3 – Con được thỏa trí sáng tạo

Các thầy cô tại SunUni Junior trước khi giải thích chi tiết cho con sẽ hỏi những câu hỏi gợi mở (Câu hỏi “Nếu – thì?”,…), tạo cơ hội để con hình thành những ý tưởng của riêng mình, khuyến khích tư duy sáng tạo. Việc này sẽ giúp trẻ củng cố được niềm tin khi đưa ra một ý tưởng nào đó. Dần dần sẽ hình thành trong trẻ sự quyết đoán và độc lập khi giải quyết vấn đề.

4 – Khuyến khích con phản biện

SunUni Junior khuyến khích các con phản biện, đưa ra câu hỏi khi gặp một vấn đề mới lạ để nhận biết những luồng thông tin chính xác hoặc không chính xác để đưa ra những quyết định đúng đắn. Phân tích và đánh giá những thông tin trong các hoạt động đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề

Kết luận

Kỹ năng giao tiếp sẽ giúp con truyền đạt ý tưởng, những thứ con nghĩ một cách hiệu quả. Kỹ năng hợp tác khẳng định cho con biết việc hoạt động theo nhóm có thể tạo ra những thứ lớn hơn, tốt hơn những gì con tự mình làm. Tư duy sáng tạo giúp con tạo ra những thứ của riêng con và tư duy phản biện dạy con hiểu sâu được vấn đề. Kết hợp lại, đây là những kỹ năng giúp con trở thành những người có tư tưởng riêng, có khả năng học hỏi đồng thời đổi mới tư duy và hòa nhập nhanh chóng khi ở những môi trường văn hóa khác nhau, trang bị cho con hành trang vững chắc để tự tin trở thành công dân thế kỉ 21.

icon-call
Gọi ngay: 0936 292 686
icon-call
Chat ngay