Đối với nhiều bậc phụ huynh và giáo viên, việc truyền đạt kiến thức cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất. Tuy nhiên, trước khi truyền đạt kiến thức cao siêu, ta cần hướng dẫn và dạy trẻ cách học sao cho đúng. Điều này đảm bảo rằng trẻ sẽ có thể tiếp thu và hiểu bài học một cách hiệu quả.

Thực tế, việc dạy trẻ cách học đã được nghiên cứu và chứng minh là yếu tố cần thiết cho sự phát triển kỹ năng tự học và tư duy độc lập cho trẻ em. Hơn nữa, đây còn là một trong những kỹ năng sẽ ảnh hưởng đến thành công của trẻ trong tương lai.

Vậy làm thế nào để dạy trẻ cách học hiệu quả

1. Cách dạy trẻ học bắt đầu bằng không gian học tập

Không gian học tập sẽ là nơi mà trẻ dành nhiều thời gian cho việc học, đây cũng là nơi mà trẻ sẽ phát triển ra rất nhiều ý tưởng sáng tạo. Vậy nên việc đầu tư một góc học tập thú vị, sinh động cho con sẽ là cách dạy trẻ học mà bạn nên áp dụng. Bạn có thể tạo cho bé cảm giác rằng mỗi ngày ngồi vào góc học tập là mỗi ngày vui, việc học tập sẽ bớt đi áp lực căng thẳng mà mang nhiều niềm vui hơn.

Không gian học tập cho trẻ
  • Bạn có thể xem liệu góc học tập của con có đủ sự yên lặng để con tập trung học hay chưa? 
  • Ánh sáng và ghế ngồi của con có thoải mái để ngồi trong thời gian dài hay không?
  • Bạn có thể tạo sự thú vị bằng những sticker, bút thước, bút màu có kiểu dáng và màu sắc ngộ nghĩnh. 
  • Nếu có thể, hãy cùng con trang trí góc học tập theo chủ đề mà con thích và thỉnh thoảng hãy thay đổi chúng một cách bất ngờ để bé không bị nhàm chán. 

Bên cạnh đó, cũng hãy đề ra nguyên tắc thu gom và dọn dẹp góc học tập sau khi xong để tạo thói quen nề nếp cho trẻ.

2. Giải thích ý nghĩa và giá trị của việc học

Khi trẻ em hiểu rõ lý do vì sao cần phải làm một điều gì đó thì chúng cũng sẽ năng nổ và dễ bắt tay vào thực hiện hơn. Nếu không, con sẽ có thể than vãn, thiếu động lực, không tập trung hoặc dễ bỏ cuộc. Vì thế, người làm cha mẹ hãy phân tích rõ ý nghĩa và giá trị của việc học, giúp con cảm thấy hứng thú hơn. Hãy cho con thấy bất kể điều gì được học cũng sẽ mang đến cho con nhiều kiến thức và kỹ năng bổ ích như thế nào trong cuộc sống, giúp con giải quyết vấn đề dễ dàng hơn và hợp tác với người khác thoải mái hơn.

3. Biến mỗi bài học thành trò chơi vui

Bằng cách này, trẻ sẽ cảm thấy hứng thú và dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn. Thay vì để trẻ tự tập đọc theo sách, bạn hãy biến nó thành giờ cả nhà cùng kể chuyện; chuyển việc học chép từ vựng tiếng Anh sang việc học từ mới từ việc cùng nhau đi khám phá khu vườn.

Hãy sử dụng sự vui tươi, hài hước để khơi dậy niềm hứng khởi trong trẻ. Chính niềm vui sẽ gợi lên sự tò mò, giúp trẻ cảm nhận học tập là thích thú. Từ đó, trẻ sẽ có động lực tự học hỏi, khám phá ngay cả khi không có sự giám sát của cha mẹ.

4. Dạy trẻ cách lập kế hoạch học tập

Kỹ năng quản lý thời gian là một phần cực kỳ quan trọng của kỹ năng học tập hiệu quả.Vậy nên hãy tập cho bé biết cách lập kế hoạch làm bài tập về nhà. Yêu cầu trẻ viết ra những ngày đến hạn quan trọng cho bài tập về nhà, luôn theo sát con để cập nhật tình hình làm bài tập. Chuẩn bị cho các bài kiểm tra quan trọng bằng cách giúp con bạn chia nhỏ nội dung và lên lịch ôn lại bài vở trong những ngày trước khi kiểm tra. Bằng cách chủ động này thì bé sẽ có nhiều thời gian để học hơn, ghi nhớ lâu hơn và biết rõ khi nào mình phải hoàn thành bài tập về nhà.

5. Dạy trẻ cách học hiệu quả bằng giấy note 

Đây là phương pháp mà trẻ em Mỹ luôn được khuyến khích khi học tập tại nhà. Cách dạy con học bằng giấy note vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần yêu cầu con liệt kê những điểm chính trong bài hôm nay mà con đã được học và dán vào sách. Bằng cách này trẻ có thể nắm được những kiến thức trọng điểm và dễ dàng ghi nhớ chúng hơn. Đây là cách học rất phổ biến ở đại học nhưng bạn hoàn toàn có thể dạy bé theo phương pháp này ở độ tuổi sớm hơn.

Ngoài giấy note thì có một vài phương pháp học hiệu quả mà bạn có thể dạy cho con như phương pháp đọc lướt để nắm ý chính, ghi chú lại tất cả những công thức mới và dán lên góc học tập, tóm tắt bài học bằng ngôn ngữ của con… Tất cả đều là những phương pháp hiệu quả cho bất kì độ tuổi nào, làm quen từ sớm sẽ giúp bé dễ dàng hơn trong việc học tập.

6. Dạy con biết chủ động tìm lời giải khi chưa hiểu bài

Chắc chắn không phải lúc nào trẻ cũng sẽ hiểu hết tất cả những kiến thức đã học, nhưng lại ngại hỏi vì sợ bị la mắng hay chê cười. Hãy giúp con biết cách chủ động hỏi khi chưa biết hoặc không biết vấn đề nào đó

Đầu tiên, bố mẹ cần giúp con hiểu rõ rằng mỗi người sẽ có khả năng tiếp thu khác nhau. Sẽ là điều bình thường nếu con chưa kịp hiểu bài học ở trên lớp. Hãy hướng dẫn con là nên hỏi người bạn gần nhất, nếu bạn không giải đáp được thì hãy hỏi giáo viên. Dạy con cách xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả với các học sinh khác và nhờ bạn bè giúp đỡ là một bài học quan trọng khác trong việc học tập.

Bạn cũng có thể hình thành thói quen chủ động hỏi của con ngay từ khi còn nhỏ bằng việc hỏi con đã hiểu việc gì đó chưa và lặp đi lặp lại câu “Nếu con chưa hiểu thì hãy hỏi mẹ nhé”. Hãy hình thành cho bé nếp suy nghĩ là việc chủ động hỏi khi chưa hiểu là điều bình thường. Việc chủ động hỏi là điều tốt và không có gì phải ngại ngùng

7. Khuyến khích “nỗ lực” hơn là “năng lực”

Mặc dù đạt được điểm số tốt là một điều cực kì tuyệt vời nhưng nếu con đạt điểm thấp, hãy hướng sự chú ý của con vào việc nỗ lực hết mình trong quá trình học tập. Hãy cùng con trao đổi cách làm sao để có thể học tập tốt hơn và cổ vũ để con nỗ lực hơn. Cách này cực kì hiệu quả với các bé hay lo lắng về điểm số và quá cầu toàn, các bé có tính cách như vậy sẽ có  xu hướng tự trách bản thân mình rất nhiều. Ba mẹ có thể tâm lý bằng cách kể về việc ngày xưa mình cũng từng có những môn học không tốt, nhưng ba mẹ đã nỗ lực như thế nào để cải thiện điều đó. 

Trước mỗi kì thi, bố mẹ cũng nên tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, nên khuyến khích con không nên nhồi nhét quá nhiều và tạo áp lực cho bản thân. Cố gắng là điều tốt nhưng việc nhồi nhét sẽ không hiệu quả. Tuyệt đối không so sánh con với điểm số của một bạn khác, điều này sẽ gây áp lực và làm tổn thương lòng tự trọng của con.

8. Khen thưởng sự tiến bộ của con qua từng ngày

Trẻ em thường mong muốn làm hài lòng và nhận được lời khen từ cha mẹ. Vì thế, người lớn đừng “tiết kiệm” sự công nhận dành cho trẻ. Hãy đánh giá cao nỗ lực và tuyên dương khi trẻ có sự tiến bộ trong học tập và cuộc sống. Nếu nhận thấy sự phát triển và cố gắng của mình qua từng này được người thân yêu ghi nhận, trẻ cũng sẽ có động lực để tiếp tục học hỏi tốt hơn.

Bạn có thể dạy trẻ học cách chia các nhiệm vụ lớn thành các bước hành động nhỏ, vừa dễ quản lý, vừa giúp trẻ nhận diện rõ con đường hướng tới mục tiêu. Hãy thường xuyên nhắc nhở về những lần con nỗ lực đấu tranh và vượt qua vấn đề, giúp con tự tin đón nhận mọi bài học cuộc sống.

Trên đây là những cách dạy con học hiệu quả và cực kì tâm lý mà SunUni Junior đã đúc kết được từ những nền giáo dục hàng đầu thế giới như Nhật Bản, Mỹ… Ngoài những cách trên thì còn rất nhiều phương pháp học mà bạn có thể cùng con thử nghiệm và tìm ra cách phù hợp nhất cho trẻ. 

Mong rằng tất cả các bậc phụ huynh sẽ luôn kiên nhẫn, nhẹ nhàng đồng hành cùng con chinh phục những đỉnh cao tri thức trong cuộc đời.

icon-call
Gọi ngay: 0936 292 686
icon-call
Chat ngay