Phương pháp dạy con không đòn roi tưởng dễ mà lại khó. Các bậc cha mẹ đã áp dụng đúng để giáo dục con mình hay chưa? Chắc hẳn có không ít các bậc phụ huynh khó giữ bình tĩnh mỗi lần trẻ không nghe lời. Dạy con là một quá trình kéo dài trong suốt cuộc đời cha mẹ và con cái. Bởi vậy, ở độ tuổi nào đi chăng nữa. Người con rất dễ dàng trở thành một lý do khiến bố mẹ cáu giận. Vậy, làm thế nào để có thể dạy con không đòn roi. Mà con vẫn trưởng thành và được giáo dục tốt?

Phương pháp dạy con không đòn roi

Tâm lý của trẻ và những điều ba mẹ cần lưu ý khi giáo dục con

Ở trong độ tuổi trẻ đang phát triển và dần dần định hình nên tính cách, con người mình. Đó là từ khoảng 1 tới 18 tuổi, con có những đặc điểm tâm lý hoàn toàn khác nhau. Chúng biến động theo thời gian. Nhưng luôn có một điểm chung là hướng đến mục đích khẳng định mình. Trẻ luôn có một mong muốn và suy nghĩ rằng bản thân đã là người lớn và đủ trưởng thành để quyết định mọi việc trong đời sống. Bởi vậy, rất dễ xảy ra trường hợp không nghe lời. Phương pháp dạy con không đòn roi ra đời để giải quyết những vấn đề này trong tâm lý trẻ.

Nguyên nhân chủ quan ở phía trẻ là do trẻ quá muốn được thể hiện bản thân. Chứng tỏ mình đã đủ trưởng thành trước mắt người thân trong gia đình, bạn bè hay thầy cô. Tuy nhiên, một nguyên nhân khách quan đến từ sự đối xử của mọi người lớn xung quanh đối với trẻ. Có thể thấy, cha mẹ và thầy cô luôn luôn coi suy nghĩ của trẻ là “suy nghĩ trẻ con”. Và thường không để tâm tới những suy nghĩ và ý kiến đó.

Bên cạnh đó, người lớn luôn có mong muốn áp đặt suy nghĩ, nhận thức của bản thân mình vào trẻ. Những biểu hiện đó sẽ khiến con cảm thấy không được tôn trọng. Từ đó có những biểu hiện, hành vi xa cách cha mẹ, thầy cô. Thậm chí nảy sinh những tâm lý chống đối.

Phương pháp dạy con không đòn roi

Phương pháp Time out – Phương pháp dạy con không đòn roi 

Phương pháp dạy con không đòn roi là một phương pháp hay và dạy con theo hướng khoa học và nhân văn. Đôi khi, đối với con, những biện pháp mạnh sẽ chỉ khiến con càng thêm lì lợm. Và có thể sẽ càng ngày càng ghét cha mẹ mình hơn. Bởi vậy, thay vì dùng đòn roi, ba mẹ nên áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm giáo dục, giải thích cho trẻ hiểu. Điều này không chỉ giúp tâm lý trẻ không gặp nhiều biến động trong quá trình phát triển. Gắn kết tình cảm gia đình và hơn hết là cho trẻ những bài học hay. Rút ra từ kinh nghiệm thực tế hay kiến thức ba mẹ có được ngoài đời sống xã hội.

Tuy nhiên, cần lưu ý một vài điểm về phương pháp giáo dục không đòn roi. Đó là ba mẹ hãy có một thái độ nghiêm túc và nhất quán. Dù không sử dụng bạo lực nhưng vẫn khiến con nể phục và tôn trọng mình. Cũng như rèn luyện khả năng tư duy, tiếp nhận vấn đề.

Phương pháp time-out là gì?

Time-out là phương pháp dạy con không đòn roi, mục đích của hình phạt này là tách trẻ ra khỏi tình huống gây phiền nhiễu. Điều này giúp bé trấn tĩnh, suy nghĩ về những việc đã làm và tự rút ra bài học để không tiếp tục phạm lỗi. Bạn có thể áp dụng phương pháp này với trẻ từ 3–5 tuổi, khi trẻ bắt đầu có nhận thức căn bản giữa đúng – sai.

Thực tế là cách phạt úp mặt vào tường, phạt quỳ gối hay phạt đứng trong góc nhà mà nhiều gia đình Việt đang áp dụng cũng tương tự như hình phạt time-out.

Nguyên tắc khi áp dụng hình phạt time-out

Khi đang chịu phạt, bé không được phép trò chuyện với bất cứ ai, không được làm gì kể cả việc đi vệ sinh hay uống nước. Time-out giống như một hình thức cô lập trẻ trong thời gian ngắn, mang ý nghĩa là nếu phạm lỗi, con sẽ bị phạt và không được chơi với ai, kể cả đồ chơi.

Khi áp dụng hình thức time-out hay cách dạy con không đòn roi, bạn phải thật kiên nhẫn vì cách dạy con này tốn khá nhiều thời gian. Theo một số bậc cha mẹ chia sẻ, cách dạy con không đòn roi này rất hữu ích trong việc uốn nắn những hành vi chưa đúng chuẩn của trẻ.

  • Điều chỉnh cảm xúc bản thân, kiên nhẫn quan sát và dẫn dắt trẻ

Rất nhiều bậc phụ huynh mẹ sẽ thể hiện cảm xúc tiêu cực ra ngoài khi con không nghe lời. Muốn dạy con không đòn roi, trước tiên bạn cần tự kiềm chế cảm xúc bản thân. Không nóng giận ngay lập tức mà hãy kiên nhẫn quan sát con trẻ. Sau đó dẫn dắt bé làm theo lời mình từng chút một để bé hiểu hết và có động lực nghe theo.

Ví dụ như: Thay vì bảo là “Con nhặt đồ chơi ngay” thì hãy dẫn dắt “Đồ chơi của con rơi trên sàn kìa, giờ phải làm sao đây?”. Khi nghe một lời nói động viên như vậy, trẻ sẽ tự động nghe theo bạn. Nếu còn còn chưa rõ, bạn có thể hướng dẫn con bỏ đồ vào thùng. Như vậy, những lần sau đó, bẽ sẽ tự động hiểu phải làm gì. Để trẻ sẽ cảm thấy bản thân có nhiều quyền quyết định, được tin tưởng hơn sẽ khiến trẻ chủ động làm theo mong muốn của bạn. Phương pháp này áp dụng rất tốt cho những bé bướng bỉnh và thường xuyên không nghe lời.

Bạn cũng nên tự kiểm điểm bản thân xem có thể hiện thái độ tiêu cực hay trách sai con không. Như vậy, bạn sẽ kiểm soát tốt cảm xúc tốt hơn, thành công trong việc dạy con. Bạn là tấm gương cho con noi theo, nếu bạn làm tốt, bé sẽ phát triển tốt về mặt tâm lý hơn.

  • Không cấm đoán con

Thay vì sử dụng biện pháp cấm đoán. Ba mẹ nên thử chuyển sang sử dụng các lời khuyên nhủ. Với sự tò mò và tâm lý muốn thử của trẻ, ba mẹ càng cấm, trẻ càng muốn “phá luật” để làm. Thậm chí việc này còn có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới tính cách của con. Như trẻ nói dối cha mẹ, trẻ không dám dũng cảm nhận lỗi,… Ba mẹ nên dành nhiều thời gian để khuyên nhủ con làm những việc có ích. Cho con hiểu đâu mới là điều tốt cho mình.

  • Kiên nhẫn quan sát và giải thích cho trẻ

Điều khó khăn nhất khi áp dụng biện pháp này là sự kiên nhẫn. Thông thường, ba mẹ khó có thể kiên nhẫn với các trò nghịch ngợm của con. Hầu hết ba mẹ sẽ lựa chọn quát tháo, mắng nhiếc, kéo con ra khỏi việc con đang làm. Hay thậm chí có thể đánh con.

Tuy nhiên, từ bây giờ, ba mẹ hãy thử kiên nhẫn và quan sát kỹ những việc con làm. Sau đó đưa cho con phân tích việc con vừa làm đúng ở đâu và sai ở đâu. Cho con tự nhận ra, phê bình bản thân và hình thành suy nghĩ rằng việc đó là việc không nên thực hiện. Như vậy, con sẽ nhận được đủ sự tôn trọng và tự do đưa ra những quyết định của mình mà vẫn nằm trong phạm vi kiểm soát của cha mẹ.

Phương pháp dạy con không đòn roi
  • Cách khen, cách mắng, cách phạt con

Việc đưa quy tắc rõ ràng sẽ giúp bạn trẻ hiểu rõ được bản thân nên làm gì. Với mỗi quy định, bạn cũng nên có những khen thưởng cũng như hình phạt phù hợp.

Luôn nhớ hình phạt phải đi đôi với khen thưởng. Mỗi khi bé làm đúng, bạn đừng tiếc lời khen nhưng cũng phải phạt nặng khi bé làm sai. Như vậy, bé sẽ có động lực nghe lời hơn.

Bên cạnh đó, khi bé thất bại, bạn không nên chỉ trích mà phải an ủi trước tiên. Khuyên bảo và chỉ dẫn để trẻ có thể làm tốt hơn vào những lần sau. Việc chỉ trích là một cách bạo lực tâm lý mà bạn cần tránh làm. Bởi điều này không khiến bé tốt hơn và chỉ làm bé không dám tiếp tục cố gắng.

Ở cách dạy con không đòn roi này cũng có một lưu ý nhỏ về hình phạt. Đôi khi hình phạt này hiệu quả với đứa trẻ khác chứ không phải là con của bạn. Hãy tìm hiểu và chọn hình phạt có đủ tính răn đe riêng dành cho con mình. Hình phạt phải có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau để bé biết rõ và tránh phạm sai lầm. Điều này sẽ giúp bé ngoan ngoãn và không bị nuông chiều thành tính xấu như tự cao,…

Cảm ơn phụ huynh và các con đã tham khảo bài viết. Trên đây là những điểm cần chú ý khi ba mẹ quyết định sử dụng phương pháp dạy con không đòn roi. Phương pháp thoạt đầu nghe có vẻ đơn giản. Nhưng thực tế lại có nhiều điểm cần lưu ý về sự kiên nhẫn là khả năng kiên trì, vốn hiểu biết để có thể đồng hành cùng con phát triển.

Để biết thêm nhiều hơn về chủ đề nuôi dạy con thông minh, mời quý phụ huynh tham khảo thêm một số bài viết tại trang web chính thức của SunUni. SunUni rất hân hạnh được đồng hành cùng quý phụ huynh và các con trong quá trình ba mẹ giáo dục – các con phát triển và hoàn thiện nhân cách.

icon-call
Gọi ngay: 0936 292 686
icon-call
Chat ngay