Chúng ta luôn nói rằng khi học tiếng Anh cần phải rèn luyện đầy đủ cả 4 kỹ năng. Tuy nhiên nhiều ba mẹ vẫn chưa thực sự cân bằng giữa những kỹ năng đó khi chỉ quan tâm con biết nghĩa của bao nhiêu từ, con nói tiếng Anh có trôi chảy không hay ngữ pháp của con ra sao mà quên đi mất một kỹ năng cũng rất quan trọng và gần như là nền tảng khi học một ngôn ngữ mới, đó là kỹ năng nghe.

Học nghe tiếng Anh ở trẻ đang không được quan tâm đúng mực. Trên thực tế, việc dạy và học tiếng Anh tại Việt nam đang bị đảo ngược trình tự và diễn ra theo một cách vô cùng không tự nhiên. Hãy  cùng nhau nhớ lại khi bắt đầu học tiếng Anh chúng ta đã học như thế nào? Đúng vậy, là học Viết, học Đọc từ mới, ngữ pháp. Có nhiều người sẽ nói rằng, chúng ta cũng học tiếng Việt như vậy còn gì. Nhưng có vẻ bạn đã quên đi mất khoảng 5 năm đầu đời chúng ta đã làm gì. Chúng ta tiếp cận với tiếng Việt thông qua việc Nghe và Nói sau đó mới đến Đọc và Viết. Chính vì vậy, trẻ tiếp xúc với tiếng Anh, cũng nên thông qua Nghe đầu tiên. Việc đi theo quy trình mà ta luôn cho là đúng đó có thể chính là sự cản trở việc trẻ tiếp thu ngôn ngữ mới, ở đây là tiếng Anh, rất nhiều.

Học nghe tiếng Anh nên được chú trọng từ lúc trẻ chào đời.

Trước hết, hãy cùng nhìn lại quá trình một đứa trẻ từ khi chào đời tiếp xúc với ngôn ngữ như thế nào để có thể hiểu rõ hơn, vì sao chúng ta cho trẻ tiếp xúc với việc lắng nghe mới là đúng với tự nhiên của việc học tiếng Anh.

Đầu tiên, như rất nhiều những nguồn tài liệu, hay chính chúng ta có thể quan sát được, trẻ nghe và nghe rất nhiều. Có rất nhiều những nghiên cứu chỉ ra rằng, khi cha mẹ trò chuyện nghiêm túc với con cái từ rất sớm, thậm chí thủ thỉ khi con con trong bụng mẹ, có thể ảnh hưởng rất lớn đến không chỉ khả năng giao tiếp mà còn cả về khả năng tiếp thu kiến thức và phát triển não bộ sau này. 

học nghe tiếng Anh ở trẻ

Sau khoảng gần 1 năm chỉ lắng nghe, trẻ bắt đầu tập nói. Nhưng có một điểm cần lưu ý, trong khoảng thời gian này trẻ chỉ tập trung sao nói cho đúng các từ ngữ chứ không đi tìm nghĩa của từ. Khác hoàn toàn so với việc học tiếng Anh phổ thông tập trung vào việc tìm nghĩa của từ và câu. Và khoảng thời gian này trẻ sẽ chỉ lặp đi lặp lại từ đến khi nào phát âm chuẩn thì thôi. Cha mẹ nói chuyện với con càng dùng ngôn ngữ chuẩn thì trẻ càng có phát âm chuẩn và tránh được việc nói ngọng.

Sau khi đã có một vốn từ vựng đủ nhiều, trẻ sẽ bắt đầu ghép các từ thành câu. Và đây là lúc các câu ngắn, vụn, thậm chí là hơi vô nghĩa xuất hiện. Nhưng đó chính là bước ngoặt ngôn ngữ của trẻ, vì khi trẻ nói, người lớn sẽ bắt đầu chỉ bảo, uốn nắn cho trẻ biết về đúng sai của các từ trong câu trẻ dùng, thường là nói lại cho đúng để trẻ học theo.  Và việc sửa lỗi này không phải chỉ một lần, mà làm đi làm lại rất nhiều lần đến khi trẻ quen với chuỗi từ cũng như cách dùng từ sao cho chuẩn.

Chính vì vậy, cần cho trẻ học nghe tiếng Anh ngay từ đầu để trẻ có thể được “tắm” trong tiếng Anh, làm quen với nó trước khi bắt đầu rèn luyện thêm nhiều những kỹ năng khác. Điều này giúp cho việc học tập tiếng Anh của trẻ sau này dễ dàng hơn rất nhiều.

Vậy trẻ học nghe tiếng Anh sao cho hiệu quả?

Trước hết thì, mặc dù là kỹ năng đầu tiên nên tiếp cận khi học tiếng Anh đi chăng nữa, lắng nghe cũng không phải một kỹ năng dễ dàng, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Vì vậy việc dạy kỹ năng nghe cho trẻ cũng cần có phương pháp và những lưu ý nhất định.

1. Hãy để việc lắng nghe là chủ động thay vì nghe thụ động.

Khi việc lắng nghe ngôn ngữ là một sự tham gia chủ động, tâm trí của trẻ sẽ tích cực tìm hiểu ý nghĩa của ngôn từ. Có như vậy thì việc học nghe tiếng Anh của trẻ mới có thể đạt được tiến triển. Vậy những yếu tố nào có thể tạo nên được một quá trình lắng nghe chủ động? 

Thứ nhất, quá trình tiếp thu ngôn ngữ của mỗi cá nhân phụ thuộc vào “đầu vào” chứa các khía cạnh của ngôn ngữ đó, tức là những giáo trình hay cách thức tiếp cận phải phù hợp với trình độ của người học, giáo viên phải hiểu được học sinh.

Thứ hai, trong quá trình học tập phải đảm bảo được không khí lớp học luôn vui vẻ và thoải mái. Quá trình tiếp nhận một ngôn ngữ mới sẽ đạt được hiệu quả cao khi mức độ lo lắng của người học ở mức thấp và sự tự tin được nâng cao. Đừng gò ép trẻ phải lắng nghe và ghi nhớ ngay từ đầu. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy lo lắng, căng thẳng trí não và dẫn đến việc không phát triển kỹ năng tiếng Anh nữa.

học nghe tiếng Anh ở trẻ

2. Cụ thể hóa việc lắng nghe

Đôi khi việc lắng nghe một luổng thông tin lại là hơi quá sức đối với trẻ và trẻ có thể chưa nắm bắt được những thông tin đã nghe, đồng nghĩa với việc lắng nghe chưa hiệu quả. Chúng ta có thể chia việc nghe thành ba giai đoạn trước – trong – sau khi nghe và có các hoạt động cho từng giai đoạn. Có thể ở mỗi trẻ mỗi khác nhưng dưới đây là một gợi ý chung nhất cho cụ thể hóa việc lắng nghe là gì.

Trước khi lắng nghe: Có thể cho trẻ một số gợi ý về những trọng tâm trong phần trẻ sắp nghe. Vì đa phần trẻ nhỏ chưa biết cách tập trung từ đầu nên những gợi ý này sẽ là một phương hướng giúp trẻ có thể chú ý hơn vào những trọng điểm. Những gợi ý này có thể ít dần đi khi kỹ năng của trẻ đã được nâng cao.

Trong khi lắng nghe: Hãy giúp tâm trí trẻ thả lỏng và thoải mái. Có thể nhấn mạnh những từ khóa, cường điệu giọng nói ở một vài phần quan trọng để thu hút sự chú ý từ trẻ. Với những trẻ mới bắt đầu học, cha mẹ và thầy cô có thể lựa chọn những chủ đề thân thuộc quanh trẻ để trẻ dễ dàng hình dung. Cũng nên sử dụng các câu ngắn gọn, dễ hiểu và tạm dừng ở mỗi đoạn để trẻ có thời gian nghỉ.

Sau khi lắng nghe: hãy hỏi trẻ về những thông tin mà trẻ nghe được. Khi mới học cách lắng nghe, hãy dùng những câu hỏi đi vào chi tiết để trẻ nắm bắt từ khóa. Và khi trẻ dần quen rồi, các các câu hỏi nên được mở rộng và có tính khái quát hơn, điều này kích thích tư duy cho trẻ. Ngoài ra cũng có thể chơi các trò chơi, làm hoạt động sáng tạo sau mỗi lần lắng nghe. 

3. Tăng cường tương tác giữa người dạy học và trẻ.

Đừng chỉ bó hẹp những nội dung trẻ sẽ nghe trong những đĩa CD hay bài học thu sẵn. Trẻ sẽ hứng thú hơn rất nhiều khi được trò chuyện với cha mẹ, giáo viên. Việc trao đổi qua lại hay ở trong một cuộc hội thoại cùng nhau sẽ gia tăng hứng thú và gia tăng khả năng nghe thông tin của trẻ hơn rất nhiều so với việc chỉ nghe những gì trong máy móc phát ra. 

Kết luận

Lắng nghe là một kỹ năng quan trọng cần được xây dựng từ khi trẻ bắt đầu học tiếng Anh hay bất kỳ một ngôn ngữ nào. Việc luyện tập lắng nghe cho trẻ là một việc làm cần thiết để quá trình học tập tiếng Anh của trẻ được diễn ra một cách tự nhiên. Chính vì vậy, cha mẹ và thầy cô cần tạo cho trẻ điều kiện để có thể rèn luyện kỹ năng này một cách tốt nhất thông qua việc tham gia vào quá trình lắng nghe chủ động, có những phương pháp cụ thể và phù hợp với trình độ của trẻ.

icon-call
Gọi ngay: 0936 292 686
icon-call
Chat ngay