Khái niệm CLIL

CLIL (Content and Language Integrated Learning) – Phương pháp học tích hợp kiến thức và ngôn ngữ

CLIL là một phương pháp dạy học theo phương châm “Sử dụng ngoại ngữ để học, học ngoại ngữ để sử dụng”. Một lớp học theo phương pháp CLIL gồm 3 quá trình liên tục và phụ thuộc lẫn nhau là học ngôn ngữ, học thông qua ngôn ngữhọc về ngôn ngữ nhằm đạt được cả kiến thức hiểu biết (văn hóa, thế giới xung quanh,…) và kiến thức ngoại ngữ.

 Đặc tính cấu thành phương pháp CLIL

Theo những nghiên cứu, việc áp dụng phương pháp CLIL trong học tập có thể giúp trẻ:

  • Nâng cao đồng thời cả 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết
  • Nâng cao quá trình nhận thức học tập và các kỹ năng giao tiếp
  • Giúp mở rộng và làm phong phú vốn từ vựng. Con trở nên nhạy bén trong vốn từ ngữ hơn, trình bày được ý kiến bằng cả tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai đang được học
  • Khuyến khích hiểu biết về liên văn hoá và giá trị cộng đồng

Sự thành công của CLIL đối với người học đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khảo sát. Kết quả đã cho thấy nhóm học sinh được học với phương pháp CLIL có thái độ tích cực cũng như có nhận thức về tầm quan trọng của đa ngôn ngữ cao hơn so với nhóm còn lại. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất CLIL như một phương pháp hiệu quả để giữ và thúc đẩy hứng thú trong việc học ngôn ngữ. 

Lịch sử hình thành phương pháp CLIL?

Lịch sử hình thành phương pháp CLIL

Thuật ngữ Content and Language Integrated Learning (CLIL – Dạy học tích hợp kiến thức và ngôn ngữ) được xuất hiện lần đầu vào năm 1994. CLIL được xem như là một cách tiếp cận dạy học với “mục tiêu kép” mà trong đó, một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ được sử dụng để dạy và học nội dung của một môn học bất kì và của cả ngôn ngữ đó.

Như vậy, CLIL được nhìn nhận như một phương pháp dạy học (hoặc một cách tiếp cận dạy học). Trong đó, nội dung môn học hay một phần nội dung môn học được dạy thông qua một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ,; nhằm đạt được cả hai mục tiêu: học kiến thức môn học và học ngoại ngữ theo phương châm “sử dụng ngoại ngữ để học, học ngoại ngữ để sử dụng”

Hiện nay, CLIL đã được ứng dụng một cách chính thống trong các chương trình thuộc nhiều quốc gia thuộc Liên minh châu Âu như Pháp (chương trình EMILE), Tây Ban Nha (chương trình AICLE) và tại nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển như Canada (dạy học tiếng Pháp), Hàn Quốc, Hồng Kông (dạy học tiếng Anh).

CLIL có tác dụng gì trong giảng dạy anh ngữ?

Trước khi đào sâu nghiên cứu về những tác dụng mà phương pháp CLIL có thể mang lại khi ứng dụng vào giảng dạy Anh ngữ, SunUni Junior sẽ phân tách rõ hơn những đặc tính của phương pháp này.

1 – Đặc tính của phương pháp CLIL

Tính thực tế: Tính thực tế là không thể tách rời trong lớp học áp dụng phương pháp CLIL. Chương trình học áp dụng phương pháp này đòi hỏi mạnh mẽ sự thường xuyên kết nối giữa học tập với thực tế cuộc sống. Hợp tác với National Geographic Learning – Nhà xuất bản giáo dục hàng đầu thế giới với slogan Bring the world to the classroom, and the classroom to life (Tạm dịch: Mang thế giới vào trong lớp học và mang lớp học đến với cuộc sống) là sự hỗ trợ đắc lực giúp SunUni Junior áp dụng phương pháp này.

Học tập tích cực: Phương pháp được áp dụng giúp các con học tập tích cực hơn bằng cách giảng dạy dựa trên tư duy lấy người học làm trung tâm. Trong lớp học CLIL, người dạy chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ khuyến khích các con trình bày, giao tiếp nhiều và hiệu quả hơn.

Kỹ thuật scaffolding (Tối đa quan sát và hỗ trợ trẻ học hỏi): Bài học được xây dựng dựa trên kiến thức, kỹ năng, thái độ, hứng thú, nhu cầu và kinh nghiệm có sẵn của các con nhằm thúc đẩy sự sáng tạo và tư duy phản biện, thử thách các con với những nhiệm vụ dần dần được đẩy độ khó.

Mục tiêu kép: Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng – Mục tiêu hướng đến trong dạy học ứng dụng phương pháp CLIL là mục tiêu kép; tức là vừa đảm bảo mục tiêu của môn học, vừa đảm bảo mục tiêu ngôn ngữ chính. Vì vậy, 2 yếu tố ngôn ngữ và học thuật luôn đan xen nhau. Một lớp học ứng dụng phương pháp CLIL là đã định hướng cho trẻ mục tiêu kép là vừa đảm bảo mục tiêu của môn học, vừa đảm bảo mục tiêu ngôn ngữ.

2 – Khung 4Cs trong CLIL

Mục tiêu hướng đến trong dạy học ứng dụng phương pháp CLIL là mục tiêu kép, tức là vừa đảm bảo mục tiêu của môn học, vừa đảm bảo mục tiêu ngôn ngữ chính vì vậy, 2 yếu tố ngôn ngữ và học thuật luôn đan xen nhau.

Dựa vào khung 4Cs này, kế hoạch dạy học được thiết kế vừa có thể đảm bảo sự cân bằng giữa hai yếu tố nói trên, vừa góp phần tạo nên một tiết học CLIL hiệu quả. Đây được xem là một trong khung tiêu chí căn bản để xây dựng và lập kế hoạch dạy học theo mô hình CLIL. 

Khung 4Cs bao gồm bốn thành tố: Culture (Văn hóa), Communication (Giao tiếp), Content (Nội dung)Cognition (Nhận thức). Trong đó 3 thành tố Communication – Content – Cognition tạo thành 3 đỉnh của một tam giác; các cạnh tam giác thể hiện mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, tập trung vào tâm tam giác – Culture với mục tiêu cốt lõi sau cùng là phát triển văn hóa của người học, từ mặt nhận thức kiến thức đến khả năng giao tiếp và sự hình thành văn hóa riêng của người học.

Khung 4Cs trong phương pháp CLIL

Content (Nội dung môn học): Có thể ứng dụng phương pháp CLIL trong dạy học nhiều môn học như Toán, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học,… cũng như những chương trình ngoại khóa, tích hợp liên môn,…. Nội dung mà các con cần lĩnh hội là những khái niệm, từ vựng, ngữ pháp,… Khi ứng dụng CLIL, nội dung dạy học không được tổ chức một cách độc lập, riêng lẻ, mà phải đặt trong quá trình phát triển tư duy – nhận thức, ngôn ngữ và hiểu biết liên văn hóa. Tức là, cần xem xét nội dung dựa trên cơ sở là nhu cầu ngôn ngữ và nền tảng văn hóa; từ đó người học tư duy và có những hiểu biết cũng như kỹ năng cho bản thân.

Communication (Giao tiếp): CLIL khuyến khích ngôn ngữ vừa là công cụ để học tập, vừa là công cụ để giao tiếp. Các con giao tiếp hiệu quả, luyện tập thực hành ngôn ngữ thứ hai ở cả hai hình thức nói và viết bằng cách tham các hoạt động của tiết học bộ môn. Bằng cách đó, ngôn ngữ vừa được sử dụng để học tập, vừa được sử dụng để giao tiếp và vừa được sử dụng để tư duy và lĩnh hội kiến thức. Nói một cách khác, ngôn ngữ vừa là công cụ để học tập, vừa là công cụ để giao tiếp. Coyle (2010, pp. 36) đã thể hiện tiến trình tiếp nhận ngôn ngữ trong CLIL qua 3 thành tố: 

  • Language of learning: Bao hàm những từ vựng, những cấu trúc ngữ pháp mà con sẽ được tiếp nhận trong quá trình học
  • Language for learning: Gồm những kỹ năng ngôn ngữ sẵn có của con để tham gia vào lớp học, để hiểu bài giảng và để đặt câu hỏi
  • Language through learning: Môi trường ngôn ngữ để con có thể học tri thức chuyên ngành và tiếp nhận ngôn ngữ mới.

Cognition (Tư duy): Giảng viên cần tạo ra các nhiệm vụ để học sinh liên tục tư duy, tiếp thu tốt kiến thức môn học. Thông thường, người ta sử dụng thang đo nhận thức Bloom như là một công cụ phổ biến để xác định mức độ tư duy của các hoạt động giáo dục khi lên kế hoạch dạy học theo CLIL. Các mức độ tư duy được thiết kế từ thấp đến cao để học sinh trong lớp học CLIL có thể đạt được đến mức độ cao nhất – mục tiêu nhắm đến của dạy học CLIL.

Thang đo nhận thức Bloom trong CLIL

Culture (Văn hóa): Văn hóa là nhân tố trung tâm của CLIL, là nền tảng kết nối của ba nhân tố còn lại. Mục tiêu của nhân tố văn hóa trong CLIL là phát triển năng lực đa ngôn ngữ cho các con; bao gồm cả nâng cao nhận thức đa văn hóa, nhằm trang bị cho các con những hiểu biết quốc tế không chỉ về ngôn ngữ mà còn về văn hóa, xã hội để có thể giao tiếp và tiếp tục học tập hoặc làm việc hiệu quả trong mọi hoàn cảnh. Các con không đơn thuần chỉ được khám phá những quốc gia khác, mà còn phải khám phá chính đất nước, khu vực mình đang sống; thậm chí là khám phá chính bản thân mình. Đôi khi, chữ C thứ tư cũng được định nghĩa là Community (Cộng đồng) hoặc Citizenship (Công dân). Do đó, trong thiết kế kế hoạch dạy học và trong quá trình thực hiện giảng dạy, giáo viên cần tạo điều kiện cho các con cảm thấy được bản thân các con là một thành viên trong một cộng đồng học tập đa dạng, phong phú; giúp các con nhận ra vai trò của mình trong lớp học, giúp các con có được sự tự tin và các kỹ năng cần thiết để làm việc nhóm, biết cân bằng giữa nhu cầu của thân và các cộng sự.

3 – Ưu điểm khi con ứng dụng phương pháp CLIL trong học tiếng Anh

Ở mỗi giai đoạn, đặc điểm học tập cũng như cách thức não bộ của trẻ hoạt động để tiếp nhận ngôn ngữ thứ 2 khác nhau. CLIL với mục tiêu kép đã cung cấp cho người học một môi trường giàu ngôn ngữ để trải nghiệm. Đồng thời, các nhiệm vụ học tập đó giúp ngôn ngữ trở nên có ý nghĩa, cũng như là tạo động lực để các con sử dụng ngôn ngữ mình đang học vào quá trình tư duy, tự tìm hiểu, phát biểu ý kiến hoặc tiếp thu kiến thức.

Tính khả thi, hiệu quả của phương pháp đã và đang được chứng minh ở nhiều nền giáo dục tại châu Âu suốt khoảng ba thập kỷ qua. CLIL là một phương pháp phù hợp giúp các con học hiệu quả ngôn ngữ.

SunUni Junior áp dụng phương pháp CLIL trong dạy học như thế nào?

Áp dụng phương pháp CLIL như thế nào

1 – Xác định và thực hiện “mục tiêu kép”

Giáo viên tại SunUni Junior xác định mục tiêu bài học rõ ràng, cụ thể để cân bằng giữa việc vừa tiếp thu ngôn ngữ (học từ vựng, học ngữ pháp,…); vừa cùng các con khám phá các nền văn hóa, thế giới xung quanh. Các hoạt động được thiết kế phù hợp từng buổi học để cân bằng; không để trọng tâm khóa học rơi vào mỗi học lý thuyết hoặc mỗi học thực hành.

2 – Tính thực tế

Để không tách rời tính thực tế của phương pháp, SunUni Junior đã cùng National Geographic Learning trao đổi về triết lý giáo dục giữa 2 bên, tiến đến Mô hình liên kết toàn diện để mang các chương trình học trực tuyến cao cấp nhất trên thế giới đến với Việt Nam. Thông qua mối quan hệ hợp tác, SunUni Junior sử dụng bộ Giáo trình Look – bộ giáo trình đầy màu sắc, đa dạng các nền văn hóa và rất nhân văn với các câu chuyện, tình huống thật được lựa chọn từ khắp nơi trên thế giới để làm tư liệu cho học sinh. Ngoài ra SunUni Junior còn được quyền sử dụng các cơ sở dữ liệu là các hình ảnh, video,… đến từ các nhiếp ảnh gia, các nhà làm phim của National Geographic để mang đến cho các con những trải nghiệm thực nhất khi trải nghiệm bất kì chủ đề nào.

Việc hợp tác với National Geographic Learning – Nhà xuất bản giáo dục hàng đầu thế giới với slogan Bring the world to the classroom, and the classroom to life (Tạm dịch: Mang thế giới vào trong lớp học và mang lớp học đến với cuộc sống) là sự hỗ trợ đắc lực giúp SunUni Junior áp dụng phương pháp này.

3 – Lấy người học làm trung tâm

Tại lớp học của SunUni Junior, các con đóng vai trò chủ thể tự giác, tích cực học tập, sáng tạo trong khi giáo viên giảng dạy chỉ giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ để các con có thể chủ động khám phá, tiếp nhận tri thức, chinh phục được các mục tiêu học tập.

4 – Tạo môi trường học linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục đích

Giảng viên tại SunUni Junior luôn khuyến khích các hoạt động giao tiếp và hợp tác của các con, khuyến khích các con tích cực trình bày và trao đổi ý kiến. Khi thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học, giảng viên sẽ tạo điều kiện tối đa để các con được thể hiện ý tưởng, đưa ra dự đoán hoặc phương án giải quyết, đưa ra nhận xét và phản biện trong nhóm hay trước tập thể lớp. Điều này không những giúp các con phát huy các kỹ năng tư duy như tư duy sáng tạo, tư duy phản biện,… mà còn giúp các con sau khi học tại SunUni Junior có kiến thức nền vững chắc để làm chủ ngôn ngữ, thích ứng được tại những môi trường ngoài Việt Nam – Quốc tế, tự tin tỏa sáng sau này.

5 – Cá nhân hóa toàn diện

Khi thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập, giáo viên sẽ xác định và giao nhiệm vụ một cách rõ ràng, cụ thể dựa trên tổng quát kiến thức, khả năng của các con để các nhiệm vụ học tập mang tính thách thức vừa đủ. Vừa giúp các con phát huy được tiềm lực của mình, vừa không khiến các con cảm thấy các bài học là quá khó hay quá dễ mà dẫn đến chán nản.

6 – Luôn cập nhật, khai thác, bổ sung tài liệu dạy học

Bản thân CLIL còn nhấn mạnh đến yếu tố văn hoá, cộng đồng, xã hội, không chỉ ở phạm vi quốc tế, mà còn gần hơn là ở địa phương, đất nước mà con đang sinh sống. Hay thậm chí – tìm hiểu chính chính bản thân các con. Tất cả nhằm giáo dục các con từ bên trong, từ đó các con có nội lực vững chắc trở thành công dân toàn cầu. Chính vì thế, việc khai thác, bổ sung tài liệu dạy học bên cạnh sách giáo khoa là rất quan trọng. Tài liệu được lựa chọn và khai thác trong kho dữ liệu của National Geographic Learning đảm bảo tính khoa học, tính chính xác và tính cập nhật, đáp ứng được mối quan tâm, sự hứng thú của các con, có ý nghĩa với thực tế cuộc sống.

icon-call
Gọi ngay: 0936 292 686
icon-call
Chat ngay