Việc trẻ được trang bị đầy đủ kỹ năng ngay từ những năm đầu đời là vô cùng quan trọng. Song hành cùng kiến thức, kỹ năng sẽ là hành trang giúp con thích nghi với môi trường, hoàn cảnh xung quanh. Được trang bị đầy đủ kỹ năng sống, con sẽ biết cách ứng phó với tình huống, tự tin ở bất cứ đâu. Vậy cụ thể, tùy từng độ tuổi cũng như giai đoạn, trang bị những kỹ năng nào là phù hợp cho trẻ? Ba mẹ hãy cùng SunUni Junior tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau nhé!
Tại sao cần trang bị kỹ năng cho trẻ từ sớm?
Kỹ năng sống là gì?
Kỹ năng là khả năng áp dụng những kiến thức và hiểu biết để thực hiện một điều gì.
Khái niệm kỹ năng sống là tập hợp các hành vi tích cực và khả năng thích nghi. Có kỹ năng sẽ giúp cá nhân đối phó hiệu quả với các nhu cầu cũng như thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Đơn giản, kỹ năng giúp một người đảm bảo cuộc sống tự lập, an toàn.
Tại sao cần dạy kỹ năng cho trẻ từ sớm?
Giai đoạn còn nhỏ là giai đoạn hình thành nhân cách và tìm tòi, khám phá. Tuy nhiên, đây là giai đoạn con chưa có được nhiều sự hiểu biết cũng như nhận thức rõ ràng. Việc được trang bị các kỹ năng từ sớm sẽ giúp nhận thức, thái độ, hành động của con phát triển theo hướng tích cực hơn.
Chính vì vậy, việc trang bị kỹ năng cho trẻ ngay từ sớm là việc hết sức quan trọng để định hướng con phát triển một cách tốt nhất.
Tổng hợp những kỹ năng trẻ cần được trang bị qua từng giai đoạn
Dưới đây là một số kỹ năng cho trẻ qua từng giai đoạn như những năm đầu đời (mầm non) và trong những năm học cấp 1. Ba mẹ cùng SunUni Junior để đưa ra quyết định sẽ trang bị những kỹ năng nào cho con trong mỗi giai đoạn nhé!
Bộ kỹ năng cần thiết những năm đầu đời
Kỹ năng tự ăn uống
Đây là một trong những kỹ năng cần thiết cho trẻ mầm non, được các chuyên gia khuyến cáo nên luyện cho con từ nhỏ để phù hợp với môi trường đi lớp
Kỹ năng sắp xếp đồ đạc
Kỹ năng này sẽ giúp con có thói quen ngăn nắp, gọn gàng. Khi cần một món đồ, con sẽ không mất nhiều thời gian tìm kiếm hay nhờ ba mẹ giúp đỡ.
Kỹ năng tự chăm sóc bản thân
Mặc dù ở độ tuổi này con vẫn cần nhiều đến sự trợ giúp từ ba mẹ nhưng ba mẹ có thể dạy con các việc đơn giản như tự đánh răng, tự vệ sinh cá nhân, tự mang giày dép, mặc quần áo, chải tóc,…
Kỹ năng giao tiếp
Đối với những năm đầu đời, trẻ được rèn luyện kỹ năng này sẽ biết cách lắng nghe, truyền đạt đúng cách mà không nhõng nhẽo, mè nheo hay gào khóc. Hơn nữa, con cũng tự tin, dễ dàng kết bạn, tăng sự kết nối với mọi người.
Kỹ năng học hỏi
Giai đoạn này, con hay quan sát, tò mò và muốn khám phá mọi thứ xung quanh. Ba mẹ có thể tạo điều kiện để con tham gia các hoạt động bổ ích, chơi đồ chơi thông minh hợp lứa tuổi, đọc sách mỗi ngày,… cũng như dạy con biết cách đặt câu hỏi tại sao, cái gì, làm thế nào và tìm câu trả lời.
Kỹ năng bơi lội
Bơi lội không chỉ khuyến khích con vận động, phát triển thể chất mà còn giúp tăng khả năng sinh tồn cho trẻ. Tùy vào thể lực của từng bé, ba mẹ có thể cho con học kỹ năng này một cách phù hợp và hiệu quả nhé!
Kỹ năng chia sẻ, giúp đỡ mọi người
Để con lớn lên trở thành người biết sẻ chia, ba mẹ hãy dạy bé kỹ năng chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh. Từ những việc đơn giản như dọn dẹp đồ đạc phụ ba mẹ, chia sẻ đồ chơi,…
Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm
Đây cũng là một kỹ năng vô cùng cần thiết mà con cần học dần. Kỹ năng này sẽ thuần về nhận biết nguy hiểm cho trẻ ở độ tuổi này. Chẳng hạn như không chơi hoặc hạn chế, sử dụng an toàn đồ sắc nhọn, không đưa tay vào ổ điện, tránh các khu vực nguy hiểm như ban công, cửa sổ ở tòa nhà cao tầng, không nhận đồ từ người lạ,…
Bộ kỹ năng cần thiết cho học sinh tiểu học
Kỹ năng tự chăm sóc bản thân
Đến độ tuổi này, trẻ cần dần thành thạo kỹ năng tự chăm sóc bản thân vì đa phần đây đều sẽ là thói quen sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Kỹ năng chào hỏi, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi
“Đi dạ về thưa”. Một cách chào hỏi đúng mực nghĩa là lễ phép với người lớn tuổi và hòa nhã với người bằng hoặc nhỏ tuổi hơn. Trước khi gặp một người nào đó, ba mẹ có thể nhắc nhớ con về việc chào hỏi họ và nên chào hỏi như thế nào cho phải phép. Ngoài ra, cảm ơn và xin lỗi đúng mực, đúng hoàn cảnh sẽ thể hiện được rằng con là một người hiểu chuyện và biết cách tôn trọng người khác.
Kỹ năng làm quen, kết bạn
Bất kỳ ai cũng mong muốn mình có một tình bạn thật đẹp, trẻ nhỏ cũng vậy. Có được kỹ năng này càng sớm càng tốt, con sẽ không thu mình, lạc lõng giữa đám đông, có nhiều trải nghiệm tuyệt vời để thêm yêu thích tới trường.
Kỹ năng lắng nghe
Các bạn nhỏ ở lứa tuổi này vẫn còn hạn chế trong việc tập trung lắng nghe lời người khác nói. Kỹ năng lắng nghe vừa giúp con tập trung lắng nghe bài giảng, học tập hiệu quả hơn, vừa thể hiện sự tôn trọng với mọi người xung quanh.
Kỹ năng tự tin trước đám đông
Kỹ năng này có thể hiểu là cách trẻ không tỏ ra lo lắng, sợ sệt mỗi khi đứng trước một nhóm đông hoặc những người con chưa từng gặp qua. Ở đó, con sẽ mạnh dạn thể hiện, nói lên những suy nghĩ, ý kiến của mình. Ba mẹ có thể tạo điều kiện, khích lệ, động viên khi con giao tiếp từ khi còn nhỏ, có thể là trong giao tiếp với hàng xóm, bạn bè hay trong một hoạt động vui chơi nào đó.
Kỹ năng quản lý cảm xúc/kiểm soát cảm xúc, sự tức giận
Trẻ con cũng giống như người lớn, đều có những cảm xúc với những cung bậc khác nhau. Điều quan trọng là con cần được học các kỹ năng ứng phó để kiểm soát cảm xúc và hành động theo hướng tích cực. Điều chỉnh được sự tức giận cũng giúp trẻ trở nên khôn ngoan và có cái nhìn khách quan hơn ở mọi vấn đề.
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tìm kiếm trợ giúp khi cần thiết, phòng chống bắt nạt
Trong cuộc sống, đôi khi con sẽ gặp khó khăn hoặc vướng vào những tình huống đột ngột ngoài tầm xử lý của con. Chẳng hạn như khi trẻ gặp một bài tập quá khó hoặc bị bạn bè đối xử không đúng mực. Lúc đó, con cần đến sự trợ giúp của người khác nhưng nhiều bạn chưa biết mở lời thế nào. Lúc này các kỹ năng sống cho học sinh tiểu học sẽ được áp dụng, các con nên nhận thức được rằng các con sẽ cần tìm hiểu hoặc hoàn toàn có thể nhờ sự giúp đỡ của thầy cô giáo, người nhà cũng như bạn bè. Kỹ năng này sẽ giúp con chủ động trong mọi tình huống.
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân trên mạng internet
Thời thế đã khác rất nhiều so với hồi ba mẹ còn đi học. Ngoài kỹ năng tự bảo vệ ngoài đời, trẻ còn cần nắm được kỹ năng cần thiết khi sử dụng môi trường số. Việc dạy con cách bảo vệ bản thân trên mạng sẽ giúp con biết cách tránh xa những thông tin tiêu cực và những nguy hiểm tiềm ẩn trong không gian mạng.
Tổng kết
Phía trên là tổng hợp một số kỹ năng cần thiết cho trẻ ở độ tuổi còn nhỏ. Trong bài viết tiếp theo, SunUni Junior sẽ chia sẻ cho ba kỹ hơn về loại kỹ năng mềm, các kỹ năng cần thiết cho học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông và cách ba mẹ có thể giúp con rèn luyện những kỹ năng nhé!
👉🏻 Để lại thông tin & nhận ĐĂNG KÝ tư vấn từ đội ngũ chuyên viên giáo dục 👉🏻 m.me/sununijunior