Trong những năm gần đây, tại nhiều trường học thuộc các tiểu bang của Mỹ, giáo dục nhân cách đang dần trở thành nội dung giáo dục không thể thiếu. Vậy tại sao giáo dục nhân cách lại dần trở thành nội dung đào tạo quan trọng hệ thống đào tạo của Hoa Kỳ đến vậy?

Trong bài viết ngày hôm nay, SunUni Junior sẽ chia sẻ cho ba mẹ về sự cần thiết của việc giáo dục nhân cách và cách thức các trường học ở Mỹ giáo dục nhân cách cho học sinh tại trường của mình.

Giáo dục nhân cách là gì?

Có thể nhận thấy, “nhân cách” có một số cách hiểu khác nhau. Mỗi định nghĩa được rút ra từ việc đúc kết nhìn nhận từ nhiều hướng trên mỗi đối tượng.

Nhân cách có thể được hiểu là tư cách, phẩm chất của một con người. Nhân cách được đánh giá qua hệ thống phẩm giác của một con người từ những mối quan hệ xã hội, giữa người với người, giữa con người với môi trường,… Một số khái niệm khác cũng cho rằng nhân cách chính là tư cách làm người.

Theo Ủy ban Quốc gia về Giáo dục tính cách (The National Commission on Character Education): Giáo dục nhân cách là bất kỳ phương pháp tiếp cận có chủ ý nào mà nhà trường đưa vào giảng dạy cho học sinh, thường sẽ kết hợp với phụ huynh và các thành viên trong cộng đồng. Mục tiêu cuối cùng là giúp trẻ em trở thành người biết quan tâm, có nguyên tắc và có trách nhiệm. Với định nghĩa này, giáo dục nhân cách không phải là một triết lý, phương pháp hay chương trình cụ thể mà bao gồm nhiều phương pháp tiếp cận đa dạng.

1 – Sự cần thiết của giáo dục nhân cách cho trẻ

Giáo dục nhân cách là quá trình cho con học hỏi những thái độ, niềm tin và hành vi chung quan trọng mà mọi người cần có với tư cách là công dân có trách nhiệm.

Giáo dục nhân cách khi được tiếp nhận có thể cung cấp các quy tắc cơ bản trong cuộc sống cho người lớn và thanh niên. Đồng thời, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giúp trẻ em học và thực hiện các hành vi phản ánh các giá trị đạo đức phổ quát.

Giáo dục nhân cách giúp trẻ em và thanh thiếu niên có ý thức hơn về việc phải làm. Thúc đẩy cam kết làm tốt hơn và có năng lực thực hiện những điều đúng.

Tại Mỹ, giáo dục nhân cách sẽ cần đến sự can thiệp của cả các chủ thể liên quan trong mọi khía cạnh của trong cuộc sống của đứa trẻ đó, nghĩa là bao gồm cả gia đình, nhà trường và cộng đồng. Trẻ em cần nhận được những thông điệp nhất quán. Để làm được điều này, bước đầu chúng cũng cần tất cả những người lớn trong cuộc sống của chúng có những tiêu chuẩn và kỳ vọng cao về hành vi đạo đức. Giáo dục nhân cách có thể và nên được diễn ra như một nỗ lực lâu dài, ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như toàn bộ cộng đồng, trường học, phụ huynh, cơ quan dịch vụ xã hội, cơ quan thực thi pháp luật, nhà thờ, doanh nghiệp, các tổ chức thanh niên và gia đình khác,…

2 – Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách

Dưới đây là một số yếu tố quan trọng cần nhớ ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách ở một cá nhân:

  • Các giá trị đạo đức là điều cần thiết để phát triển các khuôn mẫu hành vi tốt ở một cá nhân
  • Các giá trị đạo đức cũng giúp một người nhận thức và hoàn thành các trách nhiệm xã hội và đạo đức của họ
  • Giáo dục nhân cách giúp hình thành thái độ tích cực ở con người, giúp hình thành những nét tính cách mạnh mẽ
  • Giáo dục tính cách dạy một người về những thói quen tiêu cực và cũng ngăn họ bắt nạt và thực hiện các hoạt động ác ý khác
  • Giáo dục nhân cách và giáo dục giá trị đều có khả năng dạy một cá nhân tôn trọng các nền văn hóa và truyền thống khác và duy trì một bầu không khí hòa bình và hòa hợp
  • Những người được giáo dục nhân cách hiểu và tôn trọng sự tồn tại của tất cả các dạng sống hiện diện trên bề mặt trái đất

Chính vì vậy, giáo dục nhân là điều cần thiết để tạo ra một cá nhân thành công và thông thạo trong xã hội.

Giáo dục nhân cách tại Mỹ

Trước hết, Bộ Giáo dục Hoa Kỳ không áp đặt chương trình giáo dục phổ thông cho toàn liên bang, mà từng trường phổ thông chiếu theo định hướng của hội đồng giáo dục (cơ quan dân cử) của các tiểu bang và quận hạt (county) trong mỗi tiểu bang để xây dựng chương trình của mình. Thử tìm hiểu việc giáo dục nhân cách cho học sinh ở tiểu bang Maryland. Ở đây, hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm cũng tương tự hệ thống của VN. Bao gồm ba cấp học là tiểu học (5 hoặc 6 năm), trung học cơ sở (3 hoặc 4 năm) và trung học phổ thông (3 năm). Mặc dù chương trình học của các trường rất đa dạng, cả hệ thống cùng chú trọng giáo dục về sáu tính cách trụ cột (6 pillars). Đó là:

  1. Giữ uy tín – Đáng tin cậy (Trustworthiness)
  2. Kính trọng – Lễ phép (Respect)
  3. Tinh thần trách nhiệm (Responsibility)
  4. Ngay thẳng – Lương thiện (Fairness)
  5. Quan tâm – Chu đáo (Caring)
  6. Phục vụ cộng đồng (Citizenship)

Nền tảng của sáu trụ cột này được đặt trong chương trình tiểu học, qua các bài học về “Tính cách tiêu biểu” (Character traits, viết tắt là CT) trong bộ môn tìm hiểu xã hội (Social study).

Cách thức các trường học tại Mỹ giáo dục nhân cách cho học sinh Mỹ

Nhân cách tốt bao gồm vô số các phẩm chất đồng nghĩa với việc có rất nhiều điều hay để dạy cho học sinh trong quá trình các con rèn luyện nhân cách. Những kỹ năng và đặc điểm này đi một chặng đường dài trong cuộc đời các con, cả trong – ngoài lớp học và về lâu về dài kể cả sau khi các con tốt nghiệp.

Dưới đây là 5 cách thức các trường học tại Mỹ giáo dục nhân cách thường được sử dụng trong chương trình giáo dục Mỹ:

1 – Dạy các con kỹ năng lắng nghe

Học lắng nghe vừa giúp cải thiện tính cách của các con, vừa giúp các con học/tiếp nhận thông tin tốt hơn ở trường. Kỹ năng lắng nghe tích cực sẽ giúp phát triển các đặc điểm tính cách tốt khác, biến nó thành bài học đầu tiên hữu ích – tập trung vào những gì được nói để hiểu mọi thứ một cách đầy đủ.

Từ việc các giáo viên đưa ra hướng dẫn bằng lời nói sau đó để cả lớp làm theo cũng là một cách tuyệt vời để thực hành kỹ năng nghe. Sau này, có thể dần dần trao quyền cho, yêu cầu các con tự chính bản thân mình đưa ra một vài chỉ dẫn bằng lời nói trước lớp để các con hiểu được cảm giác của người chỉ dẫn, hiểu rằng việc lắng nghe khi người khác đang nói là rất quan trọng. Việc này còn giúp các con phát triển sự đồng cảm, tập trung và thể hiện sự tôn trọng người khác hơn.

Một khi các con được rèn luyện kỹ kỹ năng này, thời gian cho mọi việc đều được tối ưu hơn bởi cả thầy cô hay ba mẹ sẽ không phải lặp lại các chỉ dẫn quá thường xuyên.

2 – Khuyến khích lòng tốt và nhắc nhở chúng về tầm quan trọng của việc nhìn vấn đề theo nhiều khía cạnh

Việc thảo luận về lòng tốt có thể khuyến khích các con chủ động hỗ trợ những người khác, hiểu các quy tắc vàng và kết bạn được với nhiều người mới.

Gắn những bài học về lòng tốt vào những tình huống cụ thể, nhắc nhở các con về tầm quan trọng của việc đặt mình vào hoàn cảnh người khác. Nhìn nhận vấn đề theo nhiều khía cách dạy con nhiều hơn về sự đồng cảm, trung thực, biết ơn và làm điều đúng đắn. 

3 – Thảo luận về sự tôn trọng

Tôn trọng là một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng tính cách.

Với bài học về tôn trọng, các con sẽ hiểu được cách thể hiện sự tôn trọng đối với giáo viên, bạn học, ba mẹ và các thành viên trong gia đình, môi trường xung quanh,… Tuy nhiên cần nhớ, tôn trọng không chỉ xuất phát từ người với còn cả xuất phát từ cách một người tác động đến các đồ vật, tài sản, môi trường xung quanh,…

Khuyến khích các con giữ cho không gian của bản thân gọn gàng, không gian công cộng sạch sẽ, giải thích rằng chỉ từ những điều nhỏ nhất như vậy cũng đã là một cách cho thấy các con đang tôn trọng bạn, các bạn xung quanh, tôn trọng nhân viên vệ sinh và cả nhà trường nói chung.

4 – Dạy trẻ hiểu bản thân

Một khi các con nhận thức đúng về bản thân mình, khi thành công các con không kiêu căng, tự mãn, xem thường người khác và lúc vấp ngã, thất bại các con cũng không mất đi niềm hy vọng để cố gắng vươn lên.

Trong khi việc xây dựng tính cách giúp cải thiện cách các con tương tác với môi trường xung qunah thì việc dạy cách con hiểu bản thân sẽ giúp các con nhìn nhận đúng đắn và biết cách tự đối xử tốt với bản thân mình. Một khi các con giữ được cái nhìn tích cực về bản thân, các con sẽ đối xử tử tế hơn với người khác. Hiểu và chấp nhận thất bại là bước đầu tiên để con phát triển khả năng này. Với suy nghĩ của một số người, các con coi thất bại là một thứ gì đó tiêu cực và ảnh hưởng đến lòng tự trọng của mình. Tuy nhiên, việc hiểu và chấp nhận thất bại là bước đầu trong quá trình khám phá và phát triển động lực bản thân, không phải là một khuyết điểm của tính cách.

5 – Truyền động lực

Có những động lực dù nhỏ hay lớn thì đều cần thiết trong quá trình xây dựng, rèn luyện nhân cách trong trường học và cả ngoài khuôn khổ trường học. Các con khi có động lực sẽ chủ động, luôn tìm cách cố gắng hơn nữa để cải thiện, vượt qua thất bại và tiến lên phía trước, tự học các kỹ năng mới, biết cách tôn trọng và tử tế hơn với người khác.

Việc truyền động lực với các con có thể bắt nguồn từ những thứ nhỏ nhất. Với các con nhỏ, chỉ việc bạn cho các con thời gian giải lao dài hơn chút hay những phần thưởng ngẫu hứng thôi cũng giúp truyền động lực cho các con. Khi đưa ra các phần thưởng này, hãy gắn chúng vào những bài học để các con duy trì động lực.

icon-call
Gọi ngay: 0936 292 686
icon-call
Chat ngay