Có một sự khác biệt rất lớn giữa việc tiếp thu ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng giữa trẻ em và người lớn. Trẻ sẽ tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên và tự tạo động lực mà không cần đến sự hỗ trợ của ý thức. Thay vì học theo những quy tắc có sẵn như người lớn, trẻ tự tạo ra những quy tắc của mình bằng cách bắt chước. Việc trẻ học tiếng Anh thế nào và đâu là những yếu tố ảnh hưởng vẫn luôn là câu hỏi các phụ huynh quan tâm. 

Xu hướng học tiếng Anh của trẻ

Trẻ nhỏ có một lợi thế là kỹ năng học ngôn ngữ bẩm sinh, trẻ sẽ bắt chước người lớn và vận dụng vào giao tiếp hàng ngày ở nhà. Đây cũng sẽ là cách thức sẽ được dùng khi trẻ bắt đầu tiếp xúc với tiếng Anh.

Hầu hết thời gian trẻ học ngôn ngữ thông qua các trò chơi. Nhất là các trò chơi có người lớn tham gia. Đầu tiên, con sẽ nhìn vào các hoạt động và sau đó là hiểu qua ngôn ngữ mà người lớn đang dùng để giải thích về trò chơi đó.

Thay vì các giáo trình ở trường hay bài tập của giáo viên đưa ra, trẻ lại có xu hướng hoàn thiện các kỹ năng tiếng Anh thông qua các chương trình trên truyền hình. Điều này được giải thích là do trẻ sẽ bớt căng thẳng hơn khi không phải cố để đạt các tiêu chuẩn đã được đề ra. Phương pháp học truyền thống mang lại cho trẻ cảm giác chưa sẵn sàng và khó có thể tập trung vì trẻ vẫn chưa có sự hỗ trợ về ý thức như người lớn.

Lúc nhỏ trẻ sẽ tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên, hoàn thiện khả năng phát âm, cảm nhận ngôn ngữ. Trong giai đoạn sau này trẻ dần hình thành ý thức học tiếng anh dựa trên ngữ pháp thay vì học vô tư như trước. Trẻ càng lớn thì khả năng tiếp thu ngôn ngữ của trẻ càng giảm. Giải băng tần ngôn ngữ của một người sẽ dần hẹp lại cho đến độ tuổi dậy thì, và ổn định từ đó đến mãi về sau. Độ tuổi dậy thì phụ thuộc vào sự phát triển của mỗi cá nhân, và sự tự ý thức học tiếng Anh phụ thuộc vào kỳ vọng của xã hội.

trẻ học tiếng Anh

Các giai đoạn học tiếng Anh của trẻ 

Ngôn ngữ giao tiếp thường đến một cách tự nhiên trước khi trẻ biết đọc và biết viết. Dưới đây là các giai đoạn học tiếng Anh của trẻ em:

Khoảng thời gian im lặng

Khi học ngôn ngữ mẹ đẻ, sẽ có một khoảng thời gian trẻ im lặng, đó chính là khi chúng nhìn, nghe và giao tiếp qua nét mặt hoặc cử chỉ trước khi chúng bắt đầu nói. Khi trẻ học tiếng Anh, cũng sẽ có một khoảng thời gian im lặng tương tự và sự hiểu biết có thể diễn ra trước khi trẻ thực sự nói bất kỳ từ tiếng Anh nào. 

Trong thời gian im lặng này, ba mẹ không nên ép buộc trẻ tham gia đối thoại. Thỉnh thoảng các cuộc nói chuyện của người lớn cũng cung cấp các cơ hội hữu ích cho trẻ tiếp thu ngôn ngữ. Khoảng thời gian này là khoảng thời gian trẻ tích lũy ngôn ngữ của mình trước khi bắt đầu giao tiếp bằng lời nói.

Bắt đầu giao tiếp

Sau một thời gian, tùy thuộc vào tần suất của việc học tiếng Anh, mỗi đứa trẻ, nhất là các bé gái, bắt đầu nói các từ đơn (dog, car…) hoặc các cụm từ ngắn (what’s that?; It’s my book; I can’t; that’s a car; time to go home) trong các cuộc đối thoại. 

Giai đoạn này là giai đoạn tiền đề và đặt những viên gạch sau khi xây xong móng nhà trong ngôi nhà tiếng Anh của trẻ. Theo học thuyết phát triển não bộ của Eric Jensen, đó là khi não bộ trẻ thông qua những kích thích từ môi trường xung quanh và dần hình thành những liên kết nơ ron thần kinh. Trẻ bắt đầu thể hiện ra những gì mình đã tích lũy trong khoảng thời gian trước.

Xây dựng ngôn ngữ tiếng Anh

Tiếp tục trong giai đoạn này trẻ sẽ làm giàu vốn từ vựng của mình bằng cách sử dụng một từ đã được ghi nhớ trước đó và thêm vào những từ vựng khác hoặc một ngôn ngữ khác. Ví dụ: a cat, a white cat and a calico cat, that’s my chair, time to play. Tùy thuộc vào tần suất tiếp xúc với tiếng Anh và chất lượng trải nghiệm, trẻ dần tạo ra một câu tiếng Anh hoàn chỉnh.

Những yếu tố tác động lên khả năng học tiếng Anh của trẻ

Sự hiểu biết

Không nên bỏ qua việc làm đầy vốn kiến thức cho con, đa phần phụ huynh chỉ chú ý đến việc trong giai đoạn này trẻ giao tiếp có trôi chảy không. Nhưng những kiến thức và sự hiểu biết hỗ trợ rất nhiều cho trẻ trong quá trình học tiếng Anh. Vì khi còn nhỏ, các con đã sử dụng sự hiểu biết từ các chi tiết xung quanh để hiểu những gì người lớn đang nói với chúng. Tuy trẻ không thể hiểu hết mọi thứ khi nghe, nhưng các con có thể nắm ý chính nhờ vào một vài từ quan trọng và đoán ý câu nói bằng cách sử dụng thêm các tiểu tiết mà con quan sát được.

Sự chán nản

Sau sự mới lạ ban đầu của các buổi học tiếng Anh, một số trẻ trở nên chán nản vì không thể bày tỏ suy nghĩ hoàn toàn bằng tiếng Anh. Một số khác muốn giao tiếp nhanh bằng tiếng Anh như khi nói ngôn ngữ mẹ đẻ. Sự thất vọng của trẻ có thể khắc phục bằng cách thêm âm nhạc vào bài học hoặc tạo ra những cụm từ mang tính tích cực như: “tôi có thể hát bài “Happy Birthday” bằng tiếng Anh” v.v…

trẻ học tiếng Anh

Những lỗi sai

Sai lầm có thể là một phần của quá trình xây dựng các quy tắc ngữ pháp tiếng Anh. Trong quá trình học ngôn ngữ, nếu trẻ có cơ hội nghe người lớn giao tiếp tiếng Anh một cách chính xác, trẻ sẽ tự sửa lỗi của mình trong quá trình giao tiếp. Sai lầm là những cơ hội để trẻ hoàn thiện ngôn ngữ. Năng lực học tập của trẻ rất mạnh nên thay vì chê trách, cha mẹ hãy để trẻ quan sát cách làm đúng từ mọi người xung quanh.

Sự khác biệt giới tính

Bộ não của bé trai phát triển khác với các bé gái và điều này ảnh hưởng đến cách tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ của các bé trai. Đôi khi, trong các lớp học tổng hợp (có cả bé trai lẫn bé gái) các bé trai có thể bị lu mờ bởi các bé gái có khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên. Các bé trai có xu hướng năng động hơn các bé gái và hứng thú hơn với các hoạt động vận động. Vì vậy cần có những hoạt động chuyên biệt để khiến các bé trai có hứng thú hơn với việc học ngôn ngữ.

Môi trường học ngôn ngữ

Trẻ nhỏ gặp khó khăn hơn trong việc tiếp thu tiếng Anh nếu chúng không được học trong môi trường phù hợp, cùng với sự trợ giúp của người lớn

  • Trẻ nhỏ cần cảm thấy an tâm và biết lý do rõ ràng vì sao con phải sử dụng tiếng Anh.
  • Các hoạt động trong lớp cần có tính liên kết với sở thích hàng ngày của trẻ. Ví dụ như: nói về món đồ chơi yêu thích bằng tiếng Anh, kể một câu chuyện bằng tiếng Anh
  • Các buổi học tiếng Anh rất vui và thú vị nếu có thể nói về những chủ đề quen thuộc. Bằng cách này, trẻ sẽ cảm thấy mình không hẳn là đang học mà chỉ là thể hiện những điều con biết bằng một ngôn ngữ khác. Điều này giúp con tự tin và thoải mái hơn.

Khuyến khích từ phía cha mẹ

Trẻ cần cảm thấy rằng chúng đang tiến bộ. Vì thế sự khuyến khích liên tục cũng như khen ngợi về kết quả của trẻ là điều cần thiết. Ở vị trí người hỗ trợ, ba mẹ nên giúp con mình học mỗi ngày, nếu có thể thì hãy học tiếng Anh cùng trẻ để tạo động lực cho con, ngay cả khi tiếng Anh của ba mẹ chỉ ở mức cơ bản.

Bằng cách chia sẻ, ba mẹ không chỉ giúp con học tốt hơn mà còn tạo điều kiện khiến ngôn ngữ Anh được sử dụng một cách tự nhiên hơn trong môi trường gia đình. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến thái độ của trẻ khi tiếp xúc với một ngôn ngữ mới, văn hóa mới.

Kết luận

Trẻ có khả năng tiếp thu ngôn ngữ từ rất sớm nhưng đồng thời cũng có nhiều những yếu tố tác động tới việc học tiếng Anh của trẻ. Việc ba mẹ cần làm là quan tâm, đôn đốc và tạo cho trẻ một môi trường học tập phù hợp để con có thể phát huy hết những tiềm năng học tập của mình.

 

Các bài viết liên quan:

TRẺ HỌC BẰNG CÁCH NÀO? LÀM THẾ NÀO BA MẸ HỖ TRỢ CON HỌC TIẾNG ANH?

TRẺ EM BẢN XỨ HỌC TIẾNG ANH RA SAO?

TRẺ RỐI LOẠN NGÔN NGỮ VÌ HỌC TIẾNG ANH SỚM? NHỮNG HIỂU LẦM VÀ NỖI LO THƯỜNG THẤY

icon-call
Gọi ngay: 0936 292 686
icon-call
Chat ngay